Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cung cấp tên 4 công ty dùng chất tẩy rửa bồn vệ sinh làm nước mắm bao gồm: Công ty TNHH MTV Điều Hương; Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp; Công ty TTHH thực phẩm Tấn Phát; Công tư Cổ phần chế biến thủy hải sản Hương Thành.
Qua điều tra và kết luận, các công ty này đã có hành vi sản xuất chế biến không có vật che chắn, không đảm bảo vệ sinh, đồng thời dùng chất phụ gia để sản xuất nguyên liệu nước mắm không đúng quy định là soda công nghiệp – đây là loại chất cấm không được phép sử dụng để chế biến hay sản xuất thực phẩm.
Phiếu kết quả kiểm nghiệm của Bộ Y tế cho thấy trong các thành phần làm nên nước mắm có chứa chất tẩy rửa bồn cầu. |
Từ giữa năm 2019, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công an, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Thanh tra Sở NN&PTNT ra quân kiểm tra các 3 địa phương Vĩnh Long, An Giang, TP. HCM và tại các công ty nói trên. Sau khi kiểm tra, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng của Bộ công an để xem xét và xử lý đúng theo pháp luật.
Cơ quan Công an đã yêu cầu Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp để xác minh, lấy mẫu thêm trên thị trường, sau đó chuyển đến Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm. Kết quả, toàn bộ chất cấm, kim loại nặng đều dưới ngưỡng cho phép.
Cơ quan chức năng đã quyết định xử phạt hành chính các công ty trên với số tiền 782 triệu đồng, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu chế biến còn lại. Các đơn vị này đã nghiêm túc cam kết thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước và tiến hành chuyển đổi mục đích sản phẩm đã làm ra chuyển chế biến thành thức ăn chăn nuôi dưới sự giám sát của Thanh tra Bộ NN&PTNT và của Thanh tra các Sở NN&PTNT.
Trước đó vào ngày 10/1, Thanh tra Bộ NN&PTNT họp tổng kết về việc phát hiện, tiêu hủy 48 tấn soda công nghiệp của một doanh nghiệp để sản xuất nước mắm bao gồm: dịch bột ngọt của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam (dung dịch có tính axit, công bố dưới dạng phụ gia thực phẩm) hoặc dùng dịch nước tôm, dịch bổi cá (nước đầu của việc ủ cá với muối).
Các nguyên liệu trên sau khi xử lý đã cho chạy qua xác cá đã ủ và cho ra thành phẩm có độ đậm khác nhau tùy theo độ cô đặc và phụ gia. Các chai nước mắm này sau đó bán cho các cơ sở và tiếp tục dùng chất điều vị, mùi, màu để xử lý đưa ra thị trường.
Những thông tin về việc dùng chất phụ gia và chất cấm để sản xuất nước mắm đang khiến dư luận hoang mạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất nước mắm đảm bảo chất lượng nhất là trong thời điểm mua sắm lớn chuẩn bị cho Tết Canh Tý 2020.
Cách phân biệt bia thật và bia kém chất lượng
Lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam vào những ngày giáp tết tăng đột biến làm thế nào để người tiêu dùng nhận biết được đâu là bia thật và bia giả.