Phát hiện hàng giả, doanh nghiệp phải làm gì để xác nhận quyền sở hữu trí tuệ?

Thủ tục, quy trình để xác nhận quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và khởi kiện đơn vị làm hàng giả của doanh nghiệp còn khá nhọc nhằn. Đây là lý do khiến hàng giả đang tràn lan và ngày càng lan rộng trên thị trường Việt Nam.

Sáng 17/7 tại TP.HCM, Hải Quan TP.HCM phối hợp với cơ quan Xúc tiến thương mai Nhật Bản - Jetro tổ chức Hội nghị Kiểm soát biên giới về SHTT và phân biệt hàng giả với sự tham của hơn 50 doanh nghiệp lớn nhỏ.

Ông Lê Văn Triến, phó Trưởng phòng Phòng Giám sát và Quản lý về Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM phát biểu tại Hội nghị.
Ông Lê Văn Triến, phó Trưởng phòng Phòng Giám sát và Quản lý về Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM phát biểu tại Hội nghị.

Việc hàng hóa giả mạo tràn lan trên thị trường Việt Nam hiện nay, rất khó để kiểm soát và phân biệt. Nhằm giúp người kinh doanh bảo vệ quyền SHTT, hội nghị được tổ chức với hy vọng người kinh doanh, chủ quyền SHTT có thể bảo vệ được quyền và bản quyền sản phẩm riêng của mình. Đây là phát biểu của ông Lê Văn Triến, phó Trưởng phòng Phòng Giám sát và Quản lý về Hải quan, Cục Hải quan TP.HCM.

Tại hội nghị, đại diện cơ quan của Jetro nhấn mạnh: “Cơ quan pháp luật phối hợp giúp chống hàng giả, đóng góp sự phát triển vào kinh tế của Việt Nam. Có những loại hàng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, gây chấn thương nếu dùng phải hàng kém chất lượng. Những sản phẩm này có thể tuồn vào Việt Nam qua biên giới nếu không có sự kiểm soát nghiêm khắc hơn”.

Ông Lê Văn Triến cũng chia sẻ một số quy định liên quan, các nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm Thủ tục Hải quan (TTHQ) theo yêu cầu bảo vệ quyền SHTT. Đặc biệt là thủ tục tạm dừng làm TTHQ đối với người yêu cầu đã được cơ quan HQ chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát.

Tại Hội nghị có hơn mười nhãn hàng nổi tiếng trưng bày và hướng dẫn cách phân biệt giữa hàng thật và hàng giả.
Tại Hội nghị có hơn mười nhãn hàng nổi tiếng trưng bày và hướng dẫn cách phân biệt giữa hàng thật và hàng giả.

Trường hợp đã được cơ quan Hải quan chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát. Đầu tiên khi phát hiện phải khai báo, Hải quan sẽ tiến hành xử lý theo quy trình như sau: khi được Hải quan xác định hàng hoá có nghi ngờ sẽ thông báo cho chủ thể quyền, tại đây có ba trường hợp xảy ra.

Một là: Hải quan quyết định không xem sét xử lý hành chính (XLHC) và tiếp tục làm TTHQ. Hai là: không có yêu cầu tạm dừng từ chủ SHTT và tiếp tục làm TTHQ. Ba là: nếu có yêu cầu tạm dừng làm TTHQ mà kèm tiền bảo lãnh thì Hải quan quyết định tạm dừng làm TTHQ, ở đây xảy ra hai trường hợp. Một, chủ thể quyền không yêu cầu xử lý và tiếp tục làm TTHQ. Hai, chủ thể quyền yêu cầu xử lý xâm phạm sẽ điều tra, xác minh hành vi xâm phạm, nếu Hải quan xác định hành vi sẽ tiếp tục làm TTHQ. Ngoài ra, Hải quan sẽ tiến hành giám định (nếu HQ không tự xác định), xác định hành vi và tiến hành xử lý vi phạm.

Đặc biệt, nếu phát hiện ra các đơn vị tổ chức hay các cửa hàng kinh doanh có dấu hiệu, hành vi ăn cắp bản quyền, đạo nhái thương hiệu, sản phẩm của mình. Chủ sở hữu có thể thông báo tên công ty và địa chỉ nơi đó đến cơ quan hải quan. Mọi thông tin về người thông báo tố cáo sẽ được bảo mật vì thế chúng ta sẽ yên tâm hơn trong việc cạnh tranh buôn bán hay các hành vi khác.

Asisdoanh nghiệp cũng phải bất ngờ trước sự tinh vi, khó phân biệt giữa các sản phẩm đội lốt hàng thật
Asisdoanh nghiệp cũng phải bất ngờ trước sự tinh vi, khó phân biệt giữa các sản phẩm đội lốt hàng thật

Theo nhận định của các doanh nghiệp, quy trình này còn khá dài dòng và mất thời gian. Đây chính là lý do mà các doanh nghiệp bỏ qua việc khởi kiện những đơn vị làm giả, vì thế mà các đơn vị giả mạo còn tồn tại trên thị trường.

Hơn thế, đối với những thương hiệu lớn, sự chênh lệch về giá cả và chất lượng giúp họ có đối tượng khách hàng riêng. Nên việc khởi kiện những đơn vị làm giả nhỏ lẻ giống như “cọp nhai bọ hóng”.

PHƯỢNG LÊ - THUẬN TIỆN

theo Tin 24h