“Qua miền Tây Bắc” và “Người Hà Nội”: Chung một hòa sắc đẹp, quyến rũ

Với việc 2 triển lãm tranh “Người Hà Nội” và “Qua miền Tây Bắc” được tổ chức lần này, đã ghi dấu ấn một địa chỉ văn hóa mới ở Thủ đô.

Tối 10.5.2024, tại tòa nhà di sản - biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), 2 triển lãm tranh “Người Hà Nội” và “Qua miền Tây Bắc” đã được khai mạc, mở ra một địa chỉ văn hóa mới ở Thủ đô.

Lễ khai mạc 2 triển lãm tranh “Người Hà Nội” và “Qua miền Tây Bắc” thu hút đông đảo khách tham dự ngay từ phút đầu. Ảnh: L.Q.V
Lễ khai mạc 2 triển lãm tranh “Người Hà Nội” và “Qua miền Tây Bắc” thu hút đông đảo khách tham dự ngay từ phút đầu. Ảnh: L.Q.V

 Hoạt động văn hóa nói trên được sự phối hợp tổ chức của UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cùng Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao Văn hóa Việt Nam, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), 70 năm Ngày ký Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (20.7.1954 - 20.7.2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024).

Chùm tác phẩm của họa sĩ Công Quốc Hà. Ảnh: L.Q.V
Chùm tác phẩm của họa sĩ Công Quốc Hà. Ảnh: L.Q.V

 Với sự góp mặt của nhiều họa sĩ, các triển lãm tranh “Qua miền Tây Bắc” và “Người Hà Nội” cho thấy nhiều góc nhìn phong phú, nối dài từ miền Tây Bắc ngút ngàn núi cao, vực thẳm - nơi khi xưa ngập tràn khói lửa chiến tranh - đến Thủ đô ngày càng phát triển, kể từ sau Hòa bình lập lại năm 1954.

“Đền Quán Thánh” (sơn mài) của họa sĩ Lê Bá Cầu.
“Đền Quán Thánh” (sơn mài) của họa sĩ Lê Bá Cầu.

Triển lãm “Qua miền Tây Bắc” trưng bày tác phẩm của 6 họa sĩ: Lê Trần Hậu Anh, Nguyễn Văn Đức, Bùi Hữu Hùng, Đặng Hiệp, Mai Xuân Oanh và Lê Anh Vân. Tại đây, người xem sẽ có dịp thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên cùng những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc của một miền đất khi xưa là vùng chiến địa, nay đã có nhiều sự đổi thay quyến rũ.

“Chân dung nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi” (tranh bên phải) của họa sĩ Hải Kiên.
“Chân dung nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi” (tranh bên phải) của họa sĩ Hải Kiên.

 Với sự tham gia của 14 họa sĩ (gồm: Lê Thế Anh, Lê Bá Cầu, Nguyễn Cường, Nguyễn Thế Dung, Hồng Việt Dũng, Công Quốc Hà, Lê Anh Huy, Nguyễn Thị Huyền, Đào Hương, Hải Kiên, Trần Tuyết Mai, Nguyễn Minh, Ngô Thị Bình Nhi và Lê Đức Tùng) cùng nhóm sinh viên trẻ của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm “Người Hà Nội” thực sự là một bảng hòa sắc đẹp mang đậm âm hưởng đầy thi vị.

Nghe tin về cuộc triển lãm này, cô Dominique De Miscault - một người Pháp say mê kỳ tích Điện Biên Phủ, say mê đất nước Việt Nam và từng sang thăm Việt Nam tới 40 lần - đã gửi trưng bày tại triển lãm các hồi ức về Điện Biên Phủ và Việt Nam qua chùm tranh ở thể loại collage (cắt dán, vẽ màu và in).

“Qua miền Tây Bắc” (sơn mài) của họa sĩ Bùi Hữu Hùng
“Qua miền Tây Bắc” (sơn mài) của họa sĩ Bùi Hữu Hùng

 Tại buổi khai mạc, còn có chương trình biểu diễn âm nhạc hấp dẫn, góp phần làm sinh sắc thêm các tác phẩm mỹ thuật. Qua các giọng ca - như NSƯT Trần Thu Thuỷ, Minh Minh - cùng những tiếng đàn của violinist Vũ Khánh Linh và pianist Hoa Ngọc Hà, hình ảnh của một Hà Nội thân thương, nồng nàn hiện dần lên qua giai điệu của các nhạc phẩm “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, “Đường lên Tây Bắc” (Văn An), “Nhớ về Hà Nội” (Hoàng Hiệp), “Hoa sữa” (Hồng Đăng), “Hoa ban” (Minh Quang), “Nhớ mùa thu Hà Nội” (Trịnh Công Sơn), “Im lặng đêm Hà Nội” và “Hà Nội ngày trở về” (Phú Quang). Ngoài ra, có 2 bản hòa tấu nhạc quốc tế: “No.5 for violin & piano” của nhà soạn nhạc J. Brahms và “Por una Cabeza for violin & piano” của nhạc sĩ Carlos Gardel.

“Vùng cao” (sơn dầu) của họa sĩ Lê Anh Vân.
“Vùng cao” (sơn dầu) của họa sĩ Lê Anh Vân.

Ngôi nhà di sản - biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo (thuộc phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm - HN) có diện tích 990 m2, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp, bấy lâu bị xuống cấp và nay đã hoàn thiện việc trùng tu, mang một sắc diện mới, đồng thời đã được mở cửa cho khách tham quan từ đầu năm 2024. Đây là kết quả của việc thực hiện dự án “Hồi sinh một biệt thự cổ ở Hà Nội” - chương trình hợp tác bảo tồn di sản giữa TP.Hà Nội và Vùng Ile-de-France (Pháp), giữa quận Hoàn Kiếm và cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France.

Hai tác phẩm ở thể loại collage (cắt dán, vẽ màu và in) của cô Dominique De Miscault. Ảnh: L.Q.V
Hai tác phẩm ở thể loại collage (cắt dán, vẽ màu và in) của cô Dominique De Miscault. Ảnh: L.Q.V

Với việc 2 triển lãm tranh “Người Hà Nội” và “Qua miền Tây Bắc được tổ chức lần này, đã ghi dấu ấn một địa chỉ văn hóa mới ở Thủ đô và hy vọng rằng, trong tương lai, ngôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo sẽ được mở cửa thường xuyên với nhiều chương trình hấp dẫn.

“Hồ Tây vào thu” (sơn dầu) của họa sĩ Lê Đức Tùng.
“Hồ Tây vào thu” (sơn dầu) của họa sĩ Lê Đức Tùng.

 Hai triển lãm tranh “Người Hà Nội” và “Qua miền Tây Bắc” chính thức mở cửa cho du khách tới thưởng ngoạn từ ngày 11.5 đến hết ngày 10.6.2024, hằng ngày từ 9h - 17h, từ thứ Ba đến Chủ nhật, vào tham dự miễn phí.

“Nhìn những mùa thu đi” (sơn dầu) của họa sĩ Lê Thế Anh.
“Nhìn những mùa thu đi” (sơn dầu) của họa sĩ Lê Thế Anh.

Lê Quang Vinh

Cơ hội giao thương tại triển lãm giấy và bao bì quốc tế

Cơ hội giao thương tại triển lãm giấy và bao bì quốc tế

Triển lãm quốc tế giấy và bao bì Việt Nam – VPPE 2024 vừa khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo (A19 Hùng Vương, Phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).