Refico sau sự hợp tác với TPBank và đến dự án The Nexus thu xếp hàng trăm tỷ trái phiếu cho Việt Hưng cùng Bright Jupiter

CTCP Đầu tư Thương mại Bright Jupiter vừa công bố phát hành 485 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 17/12/2024. Sau TPBank với dự án City Garden, dòng vốn của Refico Group từ năm 2017 đến nay gắn chặt với một ngân hàng có trụ sở ở phía Bắc. Đáng chú ý, mối quan hệ này dường như không chỉ mang tính chất tín dụng thông thường, khi mà nhóm chủ nhà băng này cũng có tham vọng không nhỏ trong mảng địa ốc.

Bright Jupiter là pháp nhân sở hữu 50% vốn Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Việt Hưng, trong khi CTCP Phát triển và Tài trợ Địa ốc R.C (Refico) sở hữu 49,73%, Chủ tịch Refico ông Trần Quyết Thắng nắm 0,27% còn lại. Bất động sản Việt Hưng là công ty mẹ, chi phối 99,99% vốn CTCP Phát triển Bất động sản Việt Hưng 3A-1. Về phần mình, Việt Hưng 3A-1 nắm giữ 99,95% cổ phần trong CTCP Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Phương Nam 3A-1, chủ đầu tư dự án The Nexus, 3A-3B Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM.

Ngày 9/10/2007, Văn phòng HĐND và UBND TP.HCM có văn bản số 732 về quy hoạch định hướng thiết kế đô thị tại ô phố giới hạn bởi các tuyến đường Tôn Đức Thắng - Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung. Theo đó khu đất 3A-3B Tôn Đức Thắng có chức năng Trung tâm thương mại dịch vụ - văn phòng - khách sạn cao cấp, không có chức năng căn hộ ở (nếu có thì hạn chế tối đa, đủ để tái bố trí tại khu vực dự án). Sau đó gần 3 tháng, UBND TP.HCM ngày 31/12/2007 có Quyết định thu hồi đất quốc phòng tại 3A-3B Tôn Đức Thắng và giao cho Công ty Phương Nam - Bộ Quốc phòng để chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng khu phức hợp khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê.

Hơn 1 năm sau, VP HĐND và UBND TP.HCM ngày 18/3/2009 có văn bản chấp thuận bổ sung thêm chức năng căn hộ dịch vụ (cho thuê) với quy mô tối đa 20% tổng diện tích sàn dự án.

Theo công văn số 2315/SQHKT-QHKTT của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM ngày 13/8/2009, diện tích Khu đất số 3 (dự án VietCapital Center) nói riêng và hơn 20.400 m2 tại địa chỉ 3A-3B Tôn Đức Thắng nói chung có chức năng Trung tâm thương mại dịch vụ - văn phòng - khách sạn cao cấp - căn hộ cho thuê. Hệ số sử dụng đất tối đa là 15,5, mật độ xây dựng tối đa 70% với khối bệ và 35% với khối tháp, chiều cao công trình tối đa (tại Khu 3) là 40 tầng (160m) và 32 tầng (141m) đối với Khu 1 và Khu 2.Ngày 9/10/2007, Văn phòng HĐND và UBND TP.HCM có văn bản số 732 về quy hoạch định hướng thiết kế đô thị tại ô phố giới hạn bởi các tuyến đường Tôn Đức Thắng - Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung. Theo đó khu đất 3A-3B Tôn Đức Thắng có chức năng Trung tâm thương mại dịch vụ - văn phòng - khách sạn cao cấp, không có chức năng căn hộ ở (nếu có thì hạn chế tối đa, đủ để tái bố trí tại khu vực dự án).

Sau đó gần 3 tháng, UBND TP.HCM ngày 31/12/2007 có Quyết định thu hồi đất quốc phòng tại 3A-3B Tôn Đức Thắng và giao cho Công ty Phương Nam - Bộ Quốc phòng để chuẩn bị thực hiện dự án xây dựng khu phức hợp khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê. Hơn 1 năm sau, VP HĐND và UBND TP.HCM ngày 18/3/2009 có văn bản chấp thuận bổ sung thêm chức năng căn hộ dịch vụ (cho thuê) với quy mô tối đa 20% tổng diện tích sàn dự án.

Theo công văn số 2315/SQHKT-QHKTT của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM ngày 13/8/2009, diện tích Khu đất số 3 (dự án VietCapital Center) nói riêng và hơn 20.400 m2 tại địa chỉ 3A-3B Tôn Đức Thắng nói chung có chức năng Trung tâm thương mại dịch vụ - văn phòng - khách sạn cao cấp - căn hộ cho thuê. Hệ số sử dụng đất tối đa là 15,5, mật độ xây dựng tối đa 70% với khối bệ và 35% với khối tháp, chiều cao công trình tối đa (tại Khu 3) là 40 tầng (160m) và 32 tầng (141m) đối với Khu 1 và Khu 2.

Khu đất 3A-3B có nguồn gốc quốc phòng. Đầu thập kỷ trước, Công ty TNHH MTV Đầu tư Du lịch và Vận tải biển Phương Nam được chấp thuận đầu tư khu phức hợp thương mại trên diện tích 11.975,6m2, tổng diện tích sàn xây dựng là 230.737m2.

Khu đất được tách ra làm 3, được Công ty Phương Nam đem góp vốn với nhóm Bản Việt - Refico để tiến hành các dự án bất động sản; Cụ thể, là thành lập CTCP Kinh doanh Địa ốc Phương Nam 3A-2 để phát triển khu 3 rộng 3.341,2m2, hiện là dự án Viet Capital Center; Khu 1 và khu 2 có tổng diện tích 8.634m2, hiện được giới thiệu là dự án The Nexus.

Ban đầu, vốn của Công ty Phương Nam chiếm đa số trong các liên doanh, tuy nhiên cập nhật theo đăng ký kinh doanh mới nhất, doanh nghiệp Nhà nước này chỉ còn nắm 15% trong Công ty Phương Nam 3A-2 và 0,04% trong Phương Nam 3A-1. Sự phân tách dự án cũng diễn ra khá rõ nét, khi nhóm Bản Việt kiểm soát Phương Nam 3A-2, trong khi Refico toàn quyền sở hữu Phương Nam 3A-1.

Nguồn vốn tín dụng tài trợ cho 2 dự án cũng có khác biệt. Viet Capital Bank và Phương Nam 3A-2 tháng 11/2016 đã ký hợp đồng thuê văn phòng, với thời gian thuê trong 41 năm là 1.300 tỷ đồng. Từ cuối năm 2016, nhà băng này đã trả trước cho đối tác 500 tỷ đồng, và cập nhật tới giữa năm 2021 nâng lên 900 tỷ đồng. Điều kiện bàn giao mặt bằng cũng được dời về cuối năm 2022.

Về phần Refico, sau sự hợp tác với TPBank tại giai đoạn 1 dự án City Garden (Quận Bình Thạnh, TP.HCM), từ năm 2017, một ngân hàng thương mại có trụ sở tại Hà Nội đã trở thành đối tác tín dụng mới, tài trợ xuyên suốt cho các thương vụ của Refico, trong đó đáng chú ý là bộ đôi dự án mà tập đoàn này mua lại từ CII Group là The River Thủ Thiêm và Riverfront Residence Thủ Thiêm.

Ở dự án The Nexus, nên biết, toàn bộ dự án, cùng toàn bộ cổ phần doanh nghiệp dự án, các công ty mẹ cấp trên, gồm Bất động sản Việt Hưng 3A-1, Bất động sản Việt Hưng và Bright Jupiter đều được thế chấp tại ngân hàng đang đề cập từ năm 2017 - nay. Đầu năm 2020, nhà băng này cũng là trái chủ mua trọn 1.598 tỷ đồng trái phiếu của CTCP City Garden.

Cái "bắt tay" giữa 2 đơn vị này nhiều khả năng không chỉ là mối quan hệ tín dụng đơn thuần. Nên biết, bằng việc thế chấp quyền lợi dự án và toàn bộ cổ phần các doanh nghiệp dự án, tổ chức tín dụng có quyền định đoạt đáng kể số phận dự án, không chỉ đơn thuần là cho vay lấy lãi. Ở một diễn biến đáng chú ý, vào cuối năm 2020, lãnh đạo khối bất động sản của các ông chủ nhà băng đang đề cập đã trực tiếp sở hữu 18% cổ phần trong dự án The River Thủ Thiêm.

Những lô trái phiếu cũ nhưng mối tương quan không cũ

Tại khu vực Quận 2 cũ (nay là TP. Thủ Đức), cũng trong năm 2020, group bất động sản này đã nhận chuyển nhượng một dự án khác quy mô gần 10ha từ Novaland. Danh sách trái chủ và tài sản đảm bảo không được công bố, biết rằng trước thương vụ này, vào ngày 9/12, Công ty Biển Đông đã thế chấp phần vốn góp trị giá 955,5 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ sở hữu gần 25,118% vốn) của Công ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Bất Động Sản Sun City (viết tắt Sun City) tại một nhà băng . Sun City theo dự kiến là chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở kết hợp thương mại - dịch vụ, khách sạn, văn phòng cao tầng tại khu đất 9,6ha trên đường Mai Chí Thọ, phường Bình Khánh, Quận 2, TP.HCM.

Sun City được thành lập vào tháng 4/2016 với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, do 2 cổ đông cá nhân sáng lập là ông Nguyễn Quốc Hiền (30%) và bà Võ Thị Kim Thoa (70%). Thời điểm ban đầu, bà Thoa sinh năm 1982 quê ở Đồng Tháp giữ chức chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm người đại diện pháp luật.

Một tháng sau, cơ cấu sở hữu cùng vị trí Chủ tịch HĐQT tại Sun City đã thay đổi, theo đó, tỷ lệ sở hữu lúc này thuộc về ông Trương Khánh Hoàng (30%) và ông Võ Quốc Đức (70%). Trong đó, ông Võ Quốc Đức sinh năm 1984 giữ chức chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm đại diện pháp luật. Trụ sở công ty đặt tại số 65 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

Đến ngày 26/9/2017, HĐQT Tập đoàn Novaland đã thông qua việc "rót" 955,5 tỷ đồng vào Sun City. Tại ngày 29/9/2017 số vốn điều lệ của Sun City ở mức 1.950 tỷ đồng, thành phần cổ đông lúc này như sau: Novaland (49%), Công ty TNHH Bất động sản Phúc Bình (49,97%), Nguyễn Thị Thu Hà ( 0,31%) và Võ Quốc Đức 0,72%. Vị trí Chủ tịch HĐQT không lâu sau đó cũng được nhường lại cho ông Bùi Đạt Chương.

Tại ngày 24/11/2020, vốn điều lệ của Sun City ở mức 3.804 tỷ đồng, trong đó Novaland nắm giữ 25,118%, phần còn lại thuộc về một công ty thành viên của Novaland là CTCP Đầu tư Bất động sản Vương Gia. Tuy nhiên trong tháng 12/2020, Novaland đã tiến hành chuyển nhượng 25,118% vốn cho Công ty Biển Đông, giá trị chuyển nhượng không được tiết lộ.

Cập nhật tại ngày 15/12/2020, hai cổ đông lớn của Sun City được xác định là Công ty TNHH Nova Nipon (74,882%) và Công ty Biển Đông (25,118%).

Trong đó Nova Nipon được Novaland thành lập vào tháng 7/2015 và sau 5 năm, thành phần cổ đông của doanh nghiệp này đã có sự thay đổi lớn. Cập nhật tại ngày 24/12/2020, sau khi sáp nhập BĐS Vương Gia vào, số vốn điều lệ của Nova Nipon ở mức 3.929 tỷ đồng, cổ đông gồm: Công ty TNHH Đầu tư Xuất nhập khẩu Tổng hợp Đức Mai (41,593%), Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Du lịch Hoàng Trường (35,552%) và Công ty TNHH Đầu tư Phú Thịnh Phát (22,855%). Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Nova Nipon cũng đồng thời cũng là Chủ tịch của Phú Thịnh Phát, công ty thành viên của một tập đoàn địa ốc từ Hà Nội.

Hay nói cách khác, Novaland đã chuyển nhượng dự án gần 10ha tại Quận 2 cho group này.  Lưu ý rằng, Sun City không phải thương vụ hợp tác đầu tiên giữa hai bên. Trước đó, vào cuối năm 2017, nhóm nhà đầu tư có nhiều liên hệ tới tập đoàn địa ốc  Hà Nội đã bán lại dự án Thung lũng Đại dương 1000ha tại Phan Thiết, Bình Thuận cho Novaland, hiện nay được biết đến là đại đô thị nghỉ dưỡng Nova World, dự án trọng điểm của tập đoàn địa ốc hàng đầu phía Nam.

Tổng Hợp