Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới bằng tài sản của 3,1 tỷ người nghèo nhất cộng lại

Nhằm tìm ra các biện pháp trừng phạt người chơi phá game, Riot Games ra mắt chế độ mới là tố cáo và tắt chat ngay từ khâu chọn tướng trong bản cập nhật 10.13.

“Chúng ta bước vào năm 2022 với nỗi lo chưa từng có”, báo cáo của Oxfam cảnh báo và cho rằng tình trạng bất bình đẳng cực đoan trên toàn cầu hiện nay là một dạng “bạo lực kinh tế” chống lại những người và quốc gia nghèo nhất thế giới.

gettyimages-1087690052.jpg
Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới bằng tài sản 3,1 tỷ người nghèo nhất cộng lại.

Cũng theo Oxfarm, các chính sách cơ cấu và hệ thống cũng như các lựa chọn chính trị đều nghiêng về phía những người giàu có và quyền lực nhất, điều này đã dẫn đến tổn hại cho phần lớn người dân bình dân trên khắp thế giới.Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh, việc phân chia vaccine COVID-19 là một ví dụ điển hình.

“Hàng triệu người có lẽ sẽ vẫn còn sống cho đến ngày hôm nay nếu họ đã được tiêm vaccine - nhưng họ đã chết, bị từ chối cơ hội trong khi các tập đoàn dược phẩm lớn tiếp tục nắm quyền kiểm soát độc quyền đối với những công nghệ này”, báo cáo Oxfam cho biết thêm.

Báo cáo tính toán rằng, 252 người giàu nhất thế giới có số tài sản nhiều hơn tất cả một tỷ phụ nữ và trẻ em gái ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribe cộng lại. Và 10 người đàn ông giàu nhất thế giới sở hữu tài sản nhiều hơn 3,1 tỷ người.

Hơn nữa, trong khi những người giàu trở nên giàu có hơn rất nhiều trong thời kỳ đại dịch xảy ra, thì thu nhập của 99% nhân loại lại bị ảnh hưởng.

Báo cáo của Oxfam thường được công bố trước cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ - nhưng cuộc họp của những quốc gia giàu có và quyền lực nhất thế giới lại bị hoãn lại trong năm nay do đại dịch.

Tuần trước, WEF đã công bố Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2022 (PDF) cảnh báo rằng sự phục hồi kinh tế bị thất bại do coronavirus, phần lớn phụ thuộc vào việc triển khai tiêm chủng,đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong và giữa các quốc gia.

Báo cáo của WEF cũng nhấn mạnh rằng, tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, do đại dịch gây ra, chắc chắn sẽ gây thêm căng thẳng, bất bình và làm phức tạp thêm phản ứng của các quốc gia đối với biến đổi khí hậu, chênh lệch kinh tế và bất ổn xã hội.

Bất chấp những nỗ lực của Liên hợp quốc và các chính phủ trong nhiều thập kỷ qua nhằm giải quyết tình trạng đói nghèo, đồng thời phân bổ công nghệ và tiếp cận giáo dục một cách đồng đều hơn, thế giới vẫn đang hướng tới tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ.

Báo cáo của Oxfam cho biết: “Những chia rẽ ngày nay có liên quan trực tiếp đến các di sản lịch sử của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bao gồm chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân”.

52970834_6.jpg
1% người giàu nhất thế giới nắm giữ lượng tài sản toàn cầu.

Báo cáo lưu ý rằng kể từ năm 1995, 1% người giàu nhất thế giới nắm giữ lượng tài sản toàn cầu, nhiều hơn gần 20 lần so với 50% người nghèo nhất. Và đại dịch đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Lãi suất thấp và kích thích của chính phủ được thiết kế để giúp các nền kinh tế phục hồi sau COVID-19 năm 2020 cũng đã thúc đẩy giá cổ phiếu và các tài sản khác, khiến những người giàu thậm chí còn giàu hơn.

“Hàng nghìn tỷ USD được các ngân hàng trung ương đổ vào thị trường tài chính để cứu nền kinh tế đã dẫn đến sự bùng nổ tài sản của các tỷ phú - đây là mức tăng lớn nhất trong lịch sử - trong khi đại dịch khiến người dân thường nghèo hơn”, Gabriela Bucher, Giám đốc điều hành của Oxfam nói.

Bất bình đẳng giàu – nghèo không chỉ gây hại cho con người mà nó còn làm tổn thương hành tinh. Theo Oxfam, 20 tỷ phú giàu nhất được ước tính thải ra lượng carbon nhiều gấp 8.000 lần so với người nghèo.

Theo nghiên cứu của Oxfam, những người sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ tử vong do nhiễm COVID-19 cao gấp đôi so với những người sống ở các quốc gia giàu có.

Ở một số quốc gia, những người nghèo nhất có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn gần 4 lần, Oxfam cho biết.

“Nhiều người đã mất việc làm và hàng triệu người đã mất mạng. Phụ nữ, các nhóm phân biệt chủng tộc và công dân phía Nam bán cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhất ”, chuyên gia Bucher nói.

Oxfam lập luận rằng, các chính phủ có quyền thay đổi hoàn toàn lộ trình và xóa bỏ “bạo lực kinh tế” tận gốc bằng cách đặt nền tảng cho một thế giới bình đẳng hơn.

Theo báo cáo, một khởi đầu tốt là áp thuế thu nhập một lần đối với lợi nhuận của 10 người đàn ông giàu nhất và điều này sẽ tạo ra 812 tỷ USD, theo báo cáo.

“Chúng ta cần lấy bớt lại lợi nhuận của tỷ phú này. Nó đơn giản và thông thường: đánh thuế người siêu giàu và chi tiền cho y tá, bệnh viện và vaccine”, Bucher nói.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương