Chị Phạm Ly (sinh năm 1985, sinh sống và làm việc tại Hà Nội) kể, vợ chồng chị có bé đầu vào năm 2012. Đến khoảng năm 2015, muốn có thêm con nên vợ chồng chị bắt đầu để tự nhiên. Cả hai đều ăn uống, tẩm bổ kết hợp đi du lịch để tâm lý thoải mái nhưng không có kết quả như mong đợi. Sau 2 năm vẫn không thấy dấu hiệu gì, vợ chồng chị bắt đầu lo lắng. Nhất là khi chị đang cận kề tuổi 35.
"Vì muốn được sinh con trước 35 tuổi để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con nên 2 vợ chồng mình quyết định làm IVF", chị Ly chia sẻ. Đầu năm 2017, cặp đôi bắt đầu hành trình chọc trứng chuyển phôi. Vì nghĩ đã có em bé đầu lòng tự nhiên, 2 vợ chồng chị chủ quan cho rằng làm IVF sẽ thành công ngay. Thế nhưng sau 10 ngày, xét nghiệm beta cho thấy chị Ly chưa mang thai. Điều này khiến chị tưởng chừng như sụp đổ.
Nghĩ đã có em bé đầu lòng tự nhiên, 2 vợ chồng chị chủ quan cho rằng làm IVF sẽ thành công ngay. Thế nhưng kết quả lại không thành công. |
"Vì sao một người hoàn toàn khỏe mạnh như mình, đã từng có con tự nhiên mà giờ lại thất bại ngay lần đầu làm IVF?"
"Mình không thể hiểu được vì sao một người hoàn toàn khỏe mạnh như mình, đã từng có con tự nhiên mà giờ lại thất bại ngay lần đầu làm IVF. Mình đã khóc và cảm thấy hoang mang lắm, không biết phải làm gì tiếp theo đây?", chị Ly nhớ lại. Trong đầu chị khi ấy chỉ toàn những tin tiêu cực luẩn quẩn. "Nếu tiếp tục chuyển phôi để rồi lại tiếp tục thất bại thì phải làm sao?".
May mắn cho chị Ly luôn có chồng ở bên động viên, san sẻ. Vợ chồng chị quyết định tạm nghỉ ngơi một thời gian cho thoải mái tinh thần, lạc quan hơn, cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Song song với việc này, chị cũng tìm hiểu thêm các trung tâm hỗ trợ sinh sản của các bệnh viện khác.
Sau một thời gian dài suy nghĩ, tháng 11/2018, chị Ly bắt đầu đến khám tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec), đăng ký khám trực tiếp với BS Nguyễn Ngọc Chiến (Phó giám đốc trung tâm). BS Chiến chia sẻ, ngay khi khám anh đã nghĩ tới nguyên nhân là do khuyết sẹo mổ lấy thai lần trước vì thấy 2 vợ chồng không có bất thường gì khác.
Em bé chào đời sau nhiều lần chọc trứng chuyển phôi thất bại. Ảnh NVCC |
"Sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng em hoàn toàn bình thường nhé", chỉ một câu ngắn gọn của BS Chiến cũng đủ khiến chị Ly thở phào. Chị như trút bỏ được gánh nặng bao lâu, luôn dằn vặt bản thân do mình ngày càng nhiều tuổi nên mới khó đậu thai...
Khuyết sẹo vết mổ đẻ cũ, niêm mạc có vấn đề và những lần chuyển phôi không thành công
BS Chiến chọc hút noãn lần 1 cho chị Ly, rất nhẹ nhàng. Chị xuất viện luôn trong ngày, hôm sau đi làm bình thường. Một tháng sau đó, chị Ly được chuyển phôi. Mọi chuyện tưởng chừng êm xuôi. Nào ngờ, vào ngày 9 khi theo dõi niêm mạc qua siêu âm, bác sĩ thấy có nhiều dịch trong tử cung của chị Ly. Đúng như dự đoán của BS Chiến. Đó là tụ dịch vết mổ do sinh em bé lần 1, để lại khuyết sẹo vết mổ đẻ cũ. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến chị không thể đậu thai. Mặc dù vậy, chị Ly vẫn quyết định chuyển phôi và rồi lại nhận thất bại.
BS Nguyễn Ngọc Chiến nhận định, theo kinh nghiệm của anh, chị Ly gặp thất bại chuyển phôi có thể do khuyết sẹo vết mổ đẻ cũ tạo thành dịch vết mổ hoặc niêm mạc có vấn đề.
Đau khổ tột cùng nhưng chị Ly vẫn luôn khao khát tìm con. Chị quyết định mổ nội soi sửa sẹo vết mổ theo chỉ định của BS Chiến. Đầu năm 2020, tiếp tục chuyển phôi lần 2. Lần này dịch vết mổ không còn nhiều nhưng niêm mạc khá mỏng, vợ chồng chị lại không thành công.
Liên tiếp thất bại chuyển phôi, chị Ly quyết định nghỉ ngơi. Đôi lúc chị lại muốn buông bỏ tất cả. Nhưng rồi khao khát tìm kiếm con yêu luôn "cháy âm ỉ" trong lòng. Đến giữa năm 2021, chị lại quyết định đi tiếp hành trình IVF. BS chỉ định làm thêm sinh thiết niêm mạc để đánh giá rối loạn miễn dịch niêm mạc tại nội mạc tử cung. Mẫu niêm mạc, gửi sang Pháp xét nghiệm, chị Ly nhận kết quả thừa miễn dịch ở niêm mạc.
Em bé trong buổi gặp mặt BS Chiến. |
Khó khăn cứ liên tiếp đến với chị Ly nhưng chị quyết không lùi bước. Chị một lần nữa tin tưởng bác sĩ, sửa lại vết mổ cho đẹp hơn đồng thời đánh giá lại tử cung sau khi chọc trứng và trước khi chuyển phôi lần tới. Sau mổ, chị dành thời gian nghỉ ngơi khoảng 6 tháng, cũng là thời điểm dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp trên cả nước.
Cuối năm 2021, chị Ly chuyển phôi lần 3 tại Vinmec. Ngày nhận kết quả, chị Ly hạnh phúc trào nước mắt nghẹn ngào: "Mình không tin vào mắt mình và người đầu tiên mình nhắn tin thông báo chính là bác sĩ của mình, BS Chiến".
Nghỉ làm để dưỡng thai khi có hiện tượng dọa sảy ở tuần thứ 8 và cái kết ngọt ngào
Tưởng chừng mang thai là cuộc đời sang trang mới, ai ngờ những khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám chị Ly. Sang tuần thứ 8, bỗng nhiên bị ra máu rất nhiều, sợ hãi vô cùng, chị nhanh chóng gọi điện cho BS Chiến. Anh chỉ định phải vào bệnh viện cấp cứu ngay.
Đó là một hành trình tìm con lần 2 trong 5 năm, với nhiều khó khăn vất vả của vợ chồng chị Ly. Ảnh NVCC |
Kết quả thăm khám cho thấy, chị Ly có nguy cơ sảy thai, được chỉ định nằm viện tiêm, truyền. Bác sĩ và y tá theo dõi thường xuyên cho chị. May mắn, nhờ sự chăm sóc của các bác sĩ, chị không còn ra máu, thai nhi an toàn và mẹ con được ra viện sau 8 ngày.
Nhưng một lần bị dọa sảy như vậy, chưa từng có trong tiền lệ, khiến chị Ly luôn cảm thấy lo lắng. Chị thậm chí quyết định nghỉ cả việc để nằm nhà dưỡng thai.
Thấm thoắt thời gian trôi đi, đến tuần 39, chị Ly sinh mổ một bé trai kháu khỉnh, nặng 3,5kg.
"Đó là một hành trình tìm con lần 2 trong 5 năm, với nhiều khó khăn vất vả. Mình biết có những người phải tìm con cả hàng chục năm. Mình biết mình vẫn còn may mắn hơn nhiều mẹ khác nhưng quãng thời gian đó cũng đủ bao khó khăn chồng chất, khiến mình càng trân quý hơn sự giúp đỡ của các y bác sĩ, nhất là BS Chiến", chị Ly nói.
5 năm trôi qua, chị Ly đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi, luôn trân trọng biết ơn công sức của các bác sĩ, không biết phải nói cảm ơn thế nào cho đủ. "Mình mong rằng bất cứ ai gặp khó khăn trong hành trình tìm con thì hãy mạnh mẽ lên, đặc biệt là hãy đặt trọn niềm tin vào bác sĩ, rồi quả ngọt sẽ đến với bạn", chị Ly nhắn nhủ.
Phương pháp điều trị vô sinh ít gây tác dụng phụ, phổ biến nhất hiện nay
Ayurveda là phương pháp điều trị vô sinh, giúp tăng khả năng thụ thai và được đánh giá là phương pháp ưu việt, ít gây tác dụng phụ nhất.