Quá trình đô thị hóa và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ ngập úng thường xuyên. Bên cạnh các biện pháp “cơ sở hạ tầng xám” như bê tông, đê điều... nhiều nước đang tìm đến các phương thức “cơ sở hạ tầng xanh” hòa hợp với thiên nhiên hơn.
Nhật Bản
G-Cans (Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị) ở thủ đô Tokyo được coi là hệ thống thoát nước dưới đất lớn nhất trên thế giới. Theo BBC, Nhật Bản bắt đầu xây dựng G-Cans từ năm 1993, mất 13 năm và tổng cộng 2 tỷ USD để hoàn thành.
G-Cans được xây dựng với khả năng thoát 7.000 feet khối nước mỗi giây, và sau đổ nước vào sông Edogawa ở ngoại ô thành phố. Ảnh: The New Economy |
G-Cans được xây dựng với khả năng mỗi giây xả được 7.000 feet khối nước (khoảng 198m3 nước), tương đương với việc rút cạn nước ở một bể bơi cỡ Olympic chỉ trong hơn 12 giây. Hệ thống bao gồm bể chứa gần 250,000 feet khối nước(khoảng hơn 7000m3) và một mê cung các đường hầm kéo dài tổng cộng bốn dặm được nối với các silo khổng lồ 64m - ước chừng đủ để giấu tượng Nữ thần Tự do hoặc thậm chí là tàu con thoi.
Mỗi silo sâu khoảng 70m với đường kính khoảng 30m. Ảnh: The Adven Tourist |
Đường hầm. Ảnh: The Adven Tourist |
Năm 2008, khi mực nước được ghi nhận là cao nhất, G-Cans đã giúp thành phố rút 11,72 triệu m khối nước lũ. Đến năm 2014, hệ thống xả ngầm thành công ngăn chặn lũ lụt khi điều chỉnh và giảm được 85 lần sự tàn phá do lũ gây ra.
Khi không chứa nước, G-Cans trở thành một địa điểm du lịch thu hút nổi tiếng và thậm chí còn được sử dụng làm phim trường quảng cáo truyền hình và điện ảnh.
Vì có nét giống với đền Parthenon của Hy Lạp, G-Cans thường được gọi là đền ngầm.
Hà Lan
Thay vì tăng chiều cao các con đê, Hà Lan đã quyết định chọn cách cung cấp thêm không gian cho các dòng chảy. Năm 2007, quốc gia này đã bắt đầu một dự án trị giá 2,7 tỷ đô la có tên là “Room for the River” dọc theo sông Maas và sông Rhine nhằm kiểm soát lũ lụt bằng cách tạo ra các khu vực lưu vực giống như các bãi bồi tự nhiên.
Sau các trận lũ lớn vào những năm 1990 buộc hàng trăm nghìn người phải sơ tán, các quan chức và nhà thủy văn học Hà Lan cuối cùng kết luận rằng việc nâng cao rào chắn và đào kênh không còn là biện pháp tốt đối với trận lũ lụt lớn đang xảy ra thường xuyên và có cường độ cao hơn.
Ông Van der Broeck, chủ dự án chia sẻ: “Nếu chúng tôi không giải phóng các khu vực để định tuyến lại sông Maas, Venlo và Roermond - khu vực đang có lượng nước vướt quá mức, thì hiện tượng ngập lụt sẽ xảy ra”. Broeck nhấn mạnh việc xây đê là chống lại thiên nhiên: “Dòng sông đang nhắc nhở rằng nó cần thêm không gian. Chúng ta không nên chống lại điều đó, hãy hợp tác với thiên nhiên”.
Phụ lưu cũ bị đóng cửa của sông Maas đã được mở lại dọc theo các đường dẫn nước,dỡ bỏ một số đê và vài ngôi nhà,... đều với mục đích tạo thêm không gian cho dòng chảy.
Ngoài ra, khi không tích trữ nước, các khu vực này trở thành địa điểm giải trí và là nơi tập trung của các động vật hoang dã.
Ảnh: Ilvy Njiokiktjien/The New York Times |
Trung Quốc
Là một giải pháp dựa vào thiên nhiên, “thành phố bọt biển” sẽ tích nước lại, làm chậm tốc độ của dòng chảy và thanh lọc nước - đúng như tên gọi “bọt biển”. Phương pháp này cho phép các khu vực đô thị hấp thụ nước trong thời điểm lượng mưa lớn và tái sử dụng thời gian hạn hán.
Các hoạt động nổi bật trong biện pháp này là mở rộng không gian xanh: xây dựng các rãnh cỏ, trồng nhiều cây xanh hơn, xây dựng các tòa nhà thông minh để thích ứng với “bọt biển”, phủ cỏ trên các mái nhà để hấp thụ nước tốt hơn, … để nâng cao khả năng chứa nước mưa. Thay vì bê tông không thấm nước, các thành phố cũng được khuyến khích thiết kế vỉa hè thấm nước, xây dựng ao hồ và khôi phục các vùng đất ngập nước để tích nước.
Những mái nhà đầy cỏ ở Thượng Hải. Ảnh: Kafka4prez / Flickr, CC BY-SA |
Giáo sư Jongjian Yu là người đứng đầu dự án thành phố bọt biển, đồng thời cũng là giáo sư kiến trúc cảnh quan Đại học Bắc Kinh và là người sáng lập Văn phòng quy hoạch và thiết kế Turenscape ở Bắc Kinh. Yu chia sẻ: “Bê tông, thep, đường ống và máy bơm là cần thiết để giải quyết các vấn đề cấp bách, song tiêu tốn rất nhiêu bê tông và năng lượng mà lại rất ít khả năng phục hồi và thường tích tụ nguy cơ thiên tai cao hơn. “Cơ sở hạ tầng màu xám” là yếu tố phá vỡ mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên”.
Yu Xiang, giám đốc trung tâm triển lãm về thành phố bọt biển ở Thượng Hải cho biết: “Kể từ khi thành phố bọt biển được xây dựng ở Lâm Cảng (khu phố mới Phố Đông Thượng Hải), vấn đề ngập lụt đã được giải quyết đáng kể, môi trường đã được cải thiện và những câu hỏi hoài nghi về sự hiệu quả của phương pháp bọt biển không còn được nhắc đến nữa”.
Singapore
Quốc đảo nhiệt đới Singapore - nơi có nhiều mưa - đã áp dụng các giải pháp dựa trên tự nhiên để ngăn chặn lũ lụt: Khôi phục các hệ sinh thái sông và đất ngập nước, bao phủ nhiều thị trấn trong thảm thực vật, và giữ cho các lưu vực có rừng,...
Từ hơn một thập kỷ trước, Singapore đã khởi động một chương trình tên “tự nhiên hóa” dòng sông thành phố” - phủ xanh bờ sông bằng các công viên đa dạng sinh học. Công viên được xây dựng với mục đích không chỉ là nơi nước lũ có thể ngấm vào lòng đất và gây ít tàn phá hơn mà còn cung cấp cho người dân địa điểm vui chơi lý tưởng.
Singapore được quốc tế biết đến với sự hòa nhập của môi trường đô thị với thiên nhiên. (Ảnh Getty/Buena Vista ) |
Một trong những ví dụ là công viên Bishan - nơi quản lý nước mưa hiệu quả và là không gian mở công cộng chất lượng cao cho thành phố đông dân cư. Tại đây, Singapore đã tái tạo con kênh bê tông lỗi thời thành một bờ sống tự nhiên, uốn khúc qua công viên với mực nước dao động rộng lên tới 100m trong thời gian lũ lụt cao điểm và dẫn nước về hạ lưu. Phương pháp này có chi phí thấp hơn 15% so với việc xây dựng lại kênh bê tông.
Công viên Bishan. Ảnh: Ramboll Studio Dreiseitl Singapore |
Nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sau mưa lớn
Do ảnh hưởng của trận mưa lớn hai ngày qua, nên nhiều đoạn đường, tuyến phố ở Hà Nội bị ngập sâu.