Thị trường bất động sản có thể bị ảnh hưởng từ luồng tiền của chứng khoán khi thị trường này lao dốc

Còn nguồn vốn từ cổ phiếu trước hết sẽ trực tiếp cấp vốn cho các doanh nghiệp bất động sản. Đây cũng là nguồn cấp vốn cho thị trường bất động sản khi nhiều người chốt lời chứng khoán và chuyển sang các kênh khác, trong đó có bất động sản.

Cổ phiếu sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thu hút vốn khi thị trường hấp dẫn. Ngoài ra, đây chính là chủ thể hút vốn của thị trường bất động sản khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn, phải hút vốn về để bù đắp khoản thiếu hụt.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại của nguồn vốn từ cổ phiếu vận hành vào thị trường bất động sản hiện nay. Đơn cử, sự dao động mạnh của thị trường chứng khoán làm luồng tiền lưu thông giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản thiếu ổn định. Sau khi đạt đỉnh 1.500, thị trường đã có những điều chỉnh lớn.

Bất động sản có thể sẽ bị ảnh hưởng từ luồng tiền của thị trường chứng khoán khi thị trường này suy giảm. Thị trường chứng khoán sau một số phiên điều chỉnh đã mất đi một lượng giá trị nhất định. Bên cạnh đó, hoạt động của một số doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có hành vi vi phạm. Điều này không chỉ tác động đến bản thân doanh nghiệp mà còn có tác động đến thị trường chứng khoán nói chung và nhóm cổ phiếu bất động sản nói riêng.

Trên thị trường bất động sản, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu thì các doanh nghiệp rất cần nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động từ khách hàng, vốn từ thị trường chứng khoán, trong đó nguồn vốn từ phát hành trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng.

Tuy nhiên, một số ngân hàng thương mại mới đây đã có động thái tạm thời cho vay bất động sản, khiến các nhà đầu tư bất động sản và trên thực tế cả người có nhu cầu thực cũng khó tiếp cận được vốn vay tín dụng để xây nhà, sửa nhà, mua nhà và làm cho doanh nghiệp không vay được các khoản vay mới, không cơ cấu lại được các khoản vay cũ. Đồng thời, cũng đã có các ý kiến đề xuất siết ngay hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Giới chuyên gia lo ngại, động thái này sẽ khiến ngành bất động sản vốn chưa hoàn toàn phục hồi sau dịch bệnh lại thêm khó khăn.

Tại Hội thảo “Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức chiều 9/5, PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, thị trường bất động sản đang chuyển cấp độ phát triển lên cấp độ tài chính hóa và có nhiều triển vọng và thách thức trong việc thu hút nguồn vốn. Hai trong số các nguồn vốn quan trọng của thị trường cần hướng đến là nguồn vốn từ cổ phiếu và trái phiếu.

Hiện nay, có ít nhất 8 luồng vốn đổ vào thị trường bất động sản gồm: Trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư tín thác, tái thế chấp, quỹ tiết kiệm tương hỗ, timeshare, tổ chức tài chính dài hạn và các công cụ khác.

"Nếu 8 luồng vốn này được vận hành trơn tru thì doanh nghiệp bất động sản sẽ đủ vốn (ngoài những nguồn vốn sẵn có) để phát triển", vị chuyên gia này nói.

Liên tiếp những thông điệp của các cơ quan quản lý liên quan đến việc siết tín dụng và chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu trong thời gian vừa qua khiến thị trường bất động sản “nóng lên” sau một thời gian trầm lắng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, bối cảnh này cũng báo hiệu những khó khăn sắp tới mà ngành bất động sản phải đối mặt, trong đó có bài toán huy động vốn của các doanh nghiệp địa ốc.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ở Việt Nam, nhà đầu tư thường không sử dụng công cụ xếp hạng tín nhiệm, họ tự thẩm định và phần lớn là dựa vào uy tín của doanh nghiệp phát hành, sự hấp dẫn của lãi xuất thường lên gấp đôi gấp ba so với lãi xuất khuấy động của ngân hàng.

Bài học mà Việt Nam học hỏi được từ các thị trường phát triển lâu đời là Luật pháp chặt chẽ; khả năng quản lý cao và có trách nhiệm của các cơ quan quản lý; sự hiểu biết và tính tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; vai trò của hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp đưa tài sản của mình đi đảm bảo để thế chấp vay vốn. Nhưng thực tế chưa có một công cụ nào để khẳng định, đảm bảo những tài sản thế chấp ấy là đúng với những gì doanh nghiệp nói,… Và do đó không thể quản lý nổi việc các doanh nghiệp đi đảm bảo tài sản để vay vốn hay phát hành trái phiếu.

Liên quan đến việc phát hành trái phiếu riêng lẻ, theo ông Nghĩa, trước đây, việc này không thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quản lý. Đây là chuyện đương nhiên.

Tổng Hợp