Từ đại ngàn xuống phố, trà Shan Tuyết chinh phục thị trường thành thị

Từ đại ngàn trà Shan Tuyết được ông Lê Văn Tuấn chủ thương hiệu Chapa Tea đưa xuống phố, từng bước chinh phục thị trường thành thị bằng hương vị tinh túy và câu chuyện bản sắc.

Đưa trà Shan Tuyết vào thị trường thành thị

Trong bức tranh sôi động của thị trường đồ uống Việt Nam, một cái tên mới nổi gần đây đã thu hút sự chú ý đặc biệt: Chapa Tea. Điều làm nên sự khác biệt không nằm ở tốc độ phủ sóng mà ở chính triết lý kinh doanh sâu sắc: tập trung vào nguồn nguyên liệu trà cao cấp nhất. Với trà Shan Tuyết, Móng Rồng, Đông Phương được tuyển chọn tỉ mỉ "từ nông trường đến li trà", Chapa Tea không chỉ bán một sản phẩm, mà đang kể một câu chuyện.

Trong số đó, trà Shan Tuyết, loại trà sạch chỉ có ở vùng núi cao Tây Bắc và Kỳ Sơn (Nghệ An), vốn là tinh hoa của trà đạo truyền thống, nay đã được kiến tạo thành nguyên liệu chính cho trà sữa, trà trái cây, mở ra một chương mới cho thức uống quen thuộc.

Ông Lê Văn Tuấn, nhà sáng lập Chapa Tea, lý giải rằng trà Shan Tuyết không chỉ là một loại trà, đó là tinh hoa của thiên nhiên và sự chăm sóc tỉ mỉ của người trồng trà. Loại trà này nổi bật với hương vị thanh tao, hậu ngọt đậm đà, và đặc biệt là sự thuần khiết từ những búp trà non được phủ lớp lông tơ trắng mịn, tựa như tuyết.

"Khi sử dụng trà Shan Tuyết làm nguyên liệu cho trà sữa, chúng tôi không chỉ mang đến một sản phẩm chất lượng cao mà còn là trải nghiệm hương vị đẳng cấp, khác biệt hoàn toàn so với các loại trà thông thường khi làm trà sữa," ông Tuấn chia sẻ.

Ông Lê Văn Tuấn, nhà sáng lập Chapa Tea.
Ông Lê Văn Tuấn, nhà sáng lập Chapa Tea.

Những cây trà cổ thụ Shan Tuyết, được nuôi dưỡng bởi thổ nhưỡng và khí hậu lý tưởng của vùng núi Kỳ Sơn, Nghệ An và Hà Giang, Tây Bắc, được hái bởi những người đồng bào H'Mông, Dao với đôi bàn tay khéo léo, từng búp trà được thu hoạch trong những buổi sáng sương sớm, khi lá trà còn đọng lại những giọt sương tinh khiết.

Hành trình khởi nghiệp của ông Lê Văn Tuấn là minh chứng cho một tình yêu mãnh liệt, một sự dấn thân không ngừng nghỉ. Là người con xứ Nghệ, ông mang trong mình niềm đam mê sâu đậm với trà, đặc biệt là dòng trà Shan Tuyết cao cấp. Chính niềm đam mê ấy đã thúc đẩy ông đưa ra một quyết định táo bạo: từ bỏ sự nghiệp giảng dạy đào tạo lái xe với thu nhập ổn định, thậm chí bán cả đất đai để tập trung toàn lực vào ước mơ trà Việt.

Để tìm hiểu sâu hơn về tinh hoa của trà cổ thụ Shan Tuyết, ông Tuấn đã không ngần ngại lặn lội lên tận Hà Giang – cái nôi của loại trà này. Tại những vùng núi xa xôi, nơi đồng bào H'Mông sinh sống, ông "ăn ngủ cùng họ", học hỏi từng phương thức trồng trà, từ việc chăm sóc cây, thu hoạch những lá trà non tinh túy đến quá trình sơ chế đầy công phu và tỉ mỉ.

"Mỗi ngày trôi qua, tôi không chỉ học hỏi mà còn thấu hiểu sâu sắc về giá trị và tâm huyết người đồng bào đặt vào từng lá trà," ông tâm sự. Đó là một quá trình đắm mình vào văn hóa và truyền thống trà, nơi ông tìm thấy không chỉ kiến thức mà còn cả linh hồn của những cây trà cổ thụ.

Trà Shan Tuyết được khai thác ở vùng núi cao. 
Trà Shan Tuyết được khai thác ở vùng núi cao. 

Sau một thời gian dài gắn bó với núi rừng, ông Tuấn trở về với quyết tâm khởi nghiệp. Ban đầu, ông thành lập công ty An Trà, nhận thấy khó khăn khi cạnh tranh với hàng trăm loại trà trên thị trường, ông quyết định chọn thị trường ngách: phân khúc quà tặng trà quý hiếm cho các doanh nghiệp, đồng thời tìm kiếm đối tác thiết kế bao bì và bộ nhận diện thương hiệu để quảng bá sản phẩm trà của đồng bào dân tộc vùng cao.

Dù gặp nhiều khó khăn ban đầu, sản phẩm của An Trà dần chinh phục những người thưởng trà khó tính nhất nhờ hương vị độc đáo và nội chất mạnh của trà Shan Tuyết từ Nghệ An. Hiện tại, An Trà sở hữu khoảng 11ha chè Shan Tuyết tại Hùng Sơn, Anh Sơn, với nhiều dòng trà cao cấp và sản lượng hơn 3 tấn mỗi năm, chủ yếu phục vụ nhu cầu quà biếu tặng.

Ông Tuấn luôn chú trọng quy trình sản xuất chặt chẽ, từ việc thu hoạch trà tươi ngon cho đến áp dụng công nghệ để giữ được nguyên hương vị và dược tính của cây trà Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.

Xây dựng thương hiệu từ núi rừng: Trà Shan Tuyết đặt chân vào thị trường khó tính

Từ những cây trà cổ thụ trên núi cao, qua đôi bàn tay khéo léo của người đồng bào H'Mông, Dao, từng búp trà được thu hoạch trong buổi sáng sương sớm, khi lá trà còn đọng lại những giọt sương tinh khiết. Sau đó, những búp và lá trà được mang từ núi rừng về trong vòng 2 đến 3 giờ đồng hồ để đảm bảo chất lượng tốt nhất, tránh tình trạng bị thâm hay oxy hóa gây đắng.

Tại Chapa Tea, những búp và lá trà tươi này được sơ chế ngay tại chỗ, kết hợp phương thức thủ công và công nghệ hiện đại. Quy trình làm héo, vò, ủ, oxy hóa cho đến sao sấy, hút ẩm, xếp hạng và phân loại đều được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ, không chỉ giúp giữ trọn hương vị và dưỡng chất mà còn đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường.

Đưa hương vị trà vùng cao đến thị trường thành phố. 
Đưa hương vị trà vùng cao đến thị trường thành phố. 

Sau khi hoàn thành công đoạn sơ chế, trà được vận chuyển về TP.HCM, nơi những lá trà Shan Tuyết thượng hạng được các chuyên gia trà của Chapa Tea sử dụng để pha chế thành những ly trà sữa đậm đà, thơm ngon.

Bên cạnh phát triển các dòng trà truyền thống, ông Tuấn nhận thấy thị trường trà sữa Shan Tuyết còn nhiều tiềm năng. Với nguồn nguyên liệu và nhà máy sản xuất trà sẵn có, ông quyết định "lấn sân" sang làm trà sữa Shan Tuyết.

"Tuy nhiên, thị trường cũng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nước ngoài và đòi hỏi sự đổi mới không ngừng để duy trì sự hấp dẫn," ông Tuấn chia sẻ. Để tạo dấu ấn, Chapa Tea đã giới thiệu ly trà sữa Móng Rồng trứng dát vàng có giá 300.000 đồng, một sản phẩm độc đáo làm từ loại trà quý hiếm chỉ sinh trưởng ở đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), nơi việc thu hoạch đòi hỏi sự công phu và nguy hiểm. Mỗi ký trà Móng Rồng có giá từ 10 đến 15 triệu đồng, cho thấy giá trị thực sự của từng giọt trà.

Ông Tuấn khẳng định rằng, ngoài ly trà sữa Móng Rồng đặc biệt, các loại trà sữa khác làm từ trà Shan Tuyết của Chapa Tea đều có giá cạnh tranh và chất lượng vượt trội. "Chúng tôi tự hào sử dụng trà Shan Tuyết từ đất Việt, của người Việt làm nguyên liệu chính," ông nhấn mạnh. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng hảo hạng cho mỗi ly trà sữa mà còn góp phần hỗ trợ nông dân địa phương, bảo tồn những giá trị truyền thống trong nghề trồng trà.

Hành trình khởi nghiệp của ông Lê Văn Tuấn không chỉ là câu chuyện xây dựng một thương hiệu trà sữa. Đó là một nỗ lực bền bỉ để bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, thiên nhiên của trà Shan Tuyết Nghệ An, đưa tinh hoa Việt vươn tầm.

Với thông điệp "From farm to cup", Chapa Tea mong muốn lan tỏa tình yêu trà và giá trị bền vững đến mọi người, để mỗi khi nhấp một ngụm trà, khách hàng đều cảm nhận được hương vị tinh túy và câu chuyện đầy ý nghĩa đằng sau nó – câu chuyện về niềm đam mê, sự cống hiến và khát vọng nâng tầm nông sản Việt.

Viên Viên

Hóa thạch hơn 200 triệu năm hé lộ loài sinh vật mới trên Trái đất

Hóa thạch hơn 200 triệu năm hé lộ loài sinh vật mới trên Trái đất

Khám phá mới này không chỉ làm sáng tỏ về sự đa dạng sinh học thời kỳ tiền khủng long mà còn giúp giới khoa học hiểu sâu hơn về giai đoạn biến động nhất của lịch sử Trái đất.