Thủ tướng giao trọng trách chỉ đạo chống dịch cho "tư lệnh" ở từng mặt trận

Ngoài Bắc Giang và Bắc Ninh, hai thành phố lớn của cả nước là TP.HCM và Hà Nội cũng ghi nhận số ca mắc Covid-19 lớn, đặc biệt là TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, nới phương châm chống dịch ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt, quán triệt “huy động mọi nguồn lực để mua vaccine”. Đặc biệt, ông đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phó thủ tướng trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Thủ tướng giao trọng trách chỉ đạo chống dịch cho

Theo đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia, chỉ đạo chung trên "mặt trận" chống dịch Covid-19.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ngoài việc được phân công sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo nhiệm vụ chống dịch cùng với các lãnh đạo của TPHCM. 

Phó thủ tướng Lê Văn Thành được giao  trực tiếp chỉ đạo công việc phòng, chống dịch, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh tại hai địa phương Bắc Giang và Bắc Ninh.

Ở Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo; các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với thành phố trong công tác phòng, chống dịch.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Lê Văn Thành sẽ trao đổi, thống nhất với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về những vấn đề lớn, phứ tạp. 

TS Nguyễn Sỹ Dũng (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) nhận định việc phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho thấy chỉ đạo thiết thực và quyết liệt của Thủ tướng. Đây là một cách để cụ thể hóa chỉ đạo phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân mà Thủ tướng nhiều lần đề cập.

“Mặt trận nhiều thì phải điều nhiều tướng, vì một tướng không thể chỉ đạo hết được. Tình hình bây giờ đã khác vì dịch nguy hiểm và lây lan rộng”, ông Dũng nêu quan điểm. 

TS Nguyễn Sỹ Dũng đánh giá định hướng của Thủ tướng về chiến dịch chống Covid-19 là rất đúng đắn, ở tầm chiến lược. Ông Dũng cho rằng “tiêm chủng sẽ tạo nên sự khác biệt”. Trong chiến lược này, định hướng “xã hội hóa” Thủ tướng đề cập cũng rất đúng đắn khi Nhà nước không có đủ nguồn lực.

Theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, phải huy động nguồn lực của xã hội vì nếu không có tiền mua vaccine để tiêm chủng rộng rãi sẽ không tạo được miễn dịch cộng đồng, khi đó, không thể đưa cuộc sống trở lại bình thường cũng như khôi phục, phát triển kinh tế.

Ông Dũng đánh giá “huy động nguồn lực xã hội trong mua vaccine và tiêm diện rộng” là “đột phá chiến lược” trong phòng, chống dịch. Việc thực hiện chủ trương này cũng sẽ đạt được hai mục đích. Một là có thêm nguồn lực chống dịch, hai là tạo sự gắn kết và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội, tạo nên sự đồng hành của toàn xã hội trong cuộc chiến này.

Thanh Mai

TPHCM: Người mua thuốc liên quan đến đường hô hấp phải khai báo y tế

TPHCM: Người mua thuốc liên quan đến đường hô hấp phải khai báo y tế

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu khai báo y tế đối với người mua thuốc điều trị triệu chứng bệnh liên quan đường hô hấp.