Chủ cơ sở cấp đông thịt trước mấy tháng để phục vụ Tết
Trong nhiều ngày qua, giá thịt lợn liên tục tăng là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là trong những tháng cuối năm cận Tết như thế này. Giá thịt lợn hơi đang ở khoảng 83.000-90.000 đồng/kg, còn thịt lợn bán tại một số chợ dân sinh trên địa bàn lên 150.000-250.000 đồng/kg tùy loại.
Để đảm bảo đủ thịt nấu bánh chưng dịp tết, các hộ gia đình phải áp dụng hình thức thu gom và tích trữ, tránh tình trạng cận Tết không thể mua được thịt. So với mọi năm đây là một khó khăn lớn không phải chỉ với người tiêu dùng mà còn cả đối với nhà cung cấp.
Các chủ cơ sở ở Hà Nội cho biết, họ phải tích trữ thịt từ nhiều tháng trước, thậm chí là trước cả 3- 4 tháng. Mọi năm thịt lợn phong phú, dồi dào cho nên nguyên liệu để nấu bánh cũng sẵn, không bị khan hiếm. Có nhà, lượng khách sỉ đặt lên đến 1000 cái, nếu không tích trữ sẽ không thể có bánh.
Với tình hình thịt giá cao, một chủ cơ sở cho biết giá của năm ngoái là 45.000-60.000 đồng/cái, năm nay có thể lên đến 65.000-80.000 đồng/cái nên Tết này chị chỉ nhận khoảng 1.000-1.500 cái bánh chưng
Chị Nguyễn Thị Xuân, người chuyên gói bánh chưng lâu năm ở Thạch Thất (Hà Nội) cho biết, trước khi nhận thấy giá thịt lợn có xu hướng tăng, nhà chị đã phải tích trữ cấp đông, lùng sục đặt trước đầu mối thịt lợn khắp nơi để chuẩn bị cho vụ bánh chưng năm nay.
Anh Lê Thành Nam, một đầu mối chuyên mua lợn sỉ số lượng lớn ở Phú Thọ cho biết số lợn nuôi trong vùng dần đã cạn, muốn đi mua không hề dễ. Vì vậy, chỉ ưu tiên cho khách quen, đồng thời tích trữ cấp đông từ trước may ra mới có hàng phục vụ cho dịp Tết, nhất là dân gói bánh chưng năm nay.
Thịt cấp đông 3, 4 tháng có an toàn?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Thịt để trong tủ đá càng lâu sẽ càng hao hụt dinh dưỡng. Do đó, thói quen để thịt lâu đến tận nửa năm thì giá trị của thịt không chỉ hao hụt mà còn dễ phát sinh nhiều bệnh tật khi ăn. Nếu để quá lâu ngày, thịt dễ gây ngộ độc thực phẩm, hoặc người ăn bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, lên cơn sốt cao…". Cho dù bảo quản ngăn đông cũng chỉ nên để không quá 1 tuần.
Sau khi tiến hành đông lạnh, thịt được bảo quản trong kho lạnh phải đảm bảo nhiệt độ âm 18 -22 độ C. Thời gian bảo quản không quá lâu. Trên thực tế, tủ lạnh không hề an toàn tuyệt đối, thời gian bảo quản nhất định. Bởi nhiệt độ thấp của tủ lạnh chỉ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn sau khi thịt được rã đông. Khi ở nhiệt độ thích hợp hay để bên ngoài điều kiện bình thường, những vi khuẩn này sẽ tiếp tục sinh sôi.
Tóm lại, thời gian cất trữ các loại thịt tươi trong tủ lạnh chỉ nên kéo dài từ 1-2 ngày và cố gắng ăn thực phẩm tươi hàng ngày.
Nếu ăn thực phẩm cấp đông quá lâu, sẽ dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Nếu áp dụng phương pháp rã đông không đúng có thể làm mất nước nghiêm trọng, khiến giá trị dinh dưỡng, hương vị bị giảm. Thời gian đóng băng càng lâu, sự mất mát dinh dưỡng càng lớn, đặc biệt là vitamin B.
Hà Nội bước vào ngày thứ 5 đợt ô nhiễm khủng khiếp nhất từ trước đến nay
Chất lượng không khí Hà Nội vẫn tiếp tục trong tình trạng xấu dần đi bắt đầu từ ngày 9/12.