Có một sự thật mà có lẽ chỉ những phụ nữ trung niên, sắp hoặc đã nghỉ hưu mới có thể hiểu được: Khi còn trẻ, chúng ta cố gắng kiếm tiền, tiết kiệm chi tiêu để có thể chăm sóc cho con cái, phụng dưỡng bố mẹ già; đến khi bản thân đã có tuổi, chúng ta lại cảm thấy e ngại khi nghĩ đến chuyện dựa dẫm vào con cái, đặc biệt là chuyện tài chính.
Thời trẻ của mình đều đã dồn sức, dồn tiền lo cho con, thành ra tiền dưỡng già của bản thân chẳng còn bao nhiêu nữa. Đây chính là tình trạng của cô Tăng khi mới về hưu. Cô tăng cho biết lúc đó cô hoàn toàn chẳng có 1 đồng tiết kiệm.
Ảnh minh họa |
Sau khi nghỉ hưu, mỗi tháng cô Tăng sẽ nhận được 2300 Nhân Dân tệ (khoảng 7,8 triệu đồng) tiền lương hưu. Tuy nhiên, con số đó chẳng đủ để làm cô cảm thấy yên tâm, vì lỡ không may ốm đau bệnh tật lúc tuổi già, rồi khi xa rời trần thế, nếu bản thân cô không có tiền tiết kiệm, con gái cô sẽ rất vất vả.
Chính bởi suy nghĩ ấy mà cô Tăng quyết tâm tìm mọi cách để có tiền tiết kiệm sau khi nghỉ hưu. Hiện tại, cô Tăng đã nghỉ hưu được hơn 5 năm và số tiền tiết kiệm cô có là 210.000 Nhân Dân tệ (hơn 720 triệu đồng).
Để tiết kiệm được số tiền đó trong 5 năm, đây là những gì cô Tăng đã làm.
Xin con gái 600 Nhân Dân tệ (khoảng 2 triệu đồng) mỗi tháng
"Chồng tôi qua đời trước khi tôi nghỉ hưu 6 năm. Thời điểm đó, chúng tôi vẫn còn chưa trả hết tiền vay ngân hàng để mua căn nhà hiện tại. Sau khi bố qua đời, con gái tôi đã chủ động đề nghị giúp mẹ trả khoản nợ bằng cách đóng góp 600 Nhân Dân tệ mỗi tháng. Tôi đã trả hết khoản nợ này cách đây 3 năm nhưng vẫn tiếp tục nhận 600 Nhân Dân tệ của con gái mỗi tháng, cho đến tận bây giờ" - Cô Tăng chia sẻ.
Theo lời cô Tăng, số tiền 600 Nhân Dân tệ mà con gái cho mỗi tháng đều được cô chuyển vào 1 tài khoản tiết kiệm riêng: "Nếu con gái tôi gặp khó khăn hay cần khoản tiền lớn để mua nhà, mua xe,... và cần tôi giúp đỡ, tôi sẽ dùng số tiền trong thẻ này để đưa cho chúng. Đây có thể coi là tiền tôi giữ cho con, tiết kiệm thay con. Tôi cũng nghĩ nếu mình chẳng may đổ bệnh và cần tiền chữa trị, tôi sẽ dùng tới số tiền này nhưng may mắn, chuyện đó chưa xảy ra. Tôi vẫn còn rất khỏe!".
Làm giúp việc, dọn nhà theo giờ
Vốn đã quen với việc "luôn tay, luôn chân" gần như cả cuộc đời, 2 tuần đầu tiên sau khi nghỉ hưu, với cô Tăng, thực sự buồn chán không tả xiết.
Ảnh minh họa |
"Tôi cảm thấy mình vẫn còn khỏe lắm, cứ ngồi ở nhà cả ngày thì thật lãng phí thời gian và sức lực. Vậy là tôi đăng ký công việc giúp việc, dọn nhà theo giờ cùng những người hàng xóm trung niên, trạc tuổi.
Công việc khá đơn giản, chủ yếu là lau dọn nhà cửa, rửa bát, đi đón trẻ con từ trường học về nhà. Nói chung, không có gì quá nặng nhọc.
Mỗi tháng, tôi được giao dọn dẹp khoảng 18-20 căn hộ, tương đương với 18-20 đơn hàng và có thể kiếm được 1800 Nhân Dân tệ (6,1 triệu đồng) mỗi tháng" - Cô Tăng chia sẻ.
Đơn giản hóa chuyện ăn uống, ăn mặc và di chuyển
Sau khi nghỉ hưu, số tiền mà cô Tăng kiếm được mỗi tháng lên tới 4700 Nhân Dân tệ (hơn 16 triệu đồng), bao gồm tiền lương hưu, tiền lương làm thêm và tiền con gái cho cô.
"Tiền ăn uống của tôi hàng tháng chỉ rơi vào khoảng 1000 Nhân Dân tệ (khoảng 3,4 triệu đồng). Tôi đã có tuổi rồi, cảm thấy đồ ăn chế biến sẵn không còn phù hợp, ăn vào rất dễ đầy hơi, khó tiêu nên luôn tự nấu ăn tại nhà. Còn tiền xăng xe thì không tốn, bởi tôi đi xe đạp, coi như tranh thủ tập thể dục luôn. Ngoài tiền mua thực phẩm, tôi gần như không tiêu gì thêm mỗi tháng" - Cô tăng khẳng định.
Với nỗ lực làm việc, tiết kiệm như vậy, sau 5 năm nghỉ hưu, cô Tăng đã có hơn 210.000 Nhân Dân tệ (khoảng 721 triệu đồng) tiền tiết kiệm. Tính ra, trung bình mỗi tháng, cô đã tiết kiệm được 3500 Nhân Dân tệ (12 triệu đồng).
Chia sẻ câu chuyện của mình, cô Tăng muốn truyền tải thông điệp: "Nghỉ hưu không có nghĩa là không còn khả năng lao động để kiếm tiền. Thực tế, việc kiếm tiền và tiết kiệm tiền cho con cháu vốn không bao giờ là thừa thãi khi bản thân bạn vẫn còn khỏe, còn muốn làm việc thay vì ngồi chơi cả ngày".
Theo Toutiao
Mẹ 9x ở Hà Nội tiết kiệm được 3 triệu tiền ăn/tháng nhờ 3 thay đổi siêu nhỏ khi mua thực phẩm
Tiết kiệm được 3 triệu tiền đồ ăn, thức uống mà vẫn đảm bảo cả nhà được ăn ngon, ăn sạch và đủ chất, bà mẹ này đã làm thế nào?