TPHCM cần kéo giảm số lượng F0 trong các khu phong tỏa

Cần giảm tải gánh nặng cho hệ thống y tế, vừa giúp TP rút ra các kinh nghiệm về quản trị đối với các khu vực có nguy cơ lây nhiễm

Sở Y tế TPHCM đã đưa ra dữ liệu cho thấy số ca nhiễm trong các khu phong tỏa thường ở mức cao, trung bình lên tới trên 800 ca mỗi ngày. Ngành y tế TP đang chịu áp lực lớn, nếu không kéo giảm F0 trong các khu phong tỏa, hay cả khu cách ly thì việc chống dịch của TP sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Muốn quản lý tốt các khu phong tỏa, phải xem xét hai vấn đề. Một là kỹ thuật phong tỏa, hai là kỷ luật phong tỏa. 

TPHCM cần kéo giảm số lượng F0 trong các khu phong tỏa

Các khu phong tỏa hiện nay ở TP.HCM rất đa dạng dẫn đến việc xuất hiện, phân bố số lượng F0 cũng trở nên khác nhau giữa từng nhóm cư dân. Các khu vực bị phong tỏa có hội tụ một hoặc đủ hai điều kiện sau thì số F0 tăng nhanh: có điều kiện hạ tầng khó khăn trong khi mật độ dân cư cao; người dân khó tiếp cận thông tin, hạn chế về nhận thức, thói quen sinh hoạt chung...Ở các khu chung cư hay khu dân cư có hạ tầng càng tốt lên, mức độ giám sát bằng hệ thống hiện đại gia tăng, người dân có mặt bằng nhận thức cao hơn, ít khó khăn về tài chính… thì số lượng F0 thường không nhiều.

Có hai luồng quan điểm về kéo giảm F0 ở các khu phong tỏa đó là thắt chặt kỷ luật trong khu phong tỏa, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo, tránh tình trạng “ngoài chặt, trong lỏng”. Nhóm thứ hai cho rằng TP cần chú trọng vào các giải pháp mềm mỏng hơn, chủ yếu mang tính kỹ thuật (kỹ thuật hạ tầng, kỹ thuật dân vận), nâng cao chất lượng giám sát các khu vực công cộng. 

Về kỹ thuật dân vận, phải tăng cường, kiên nhẫn tuyên truyền ở các khu vực mà nhận thức, điều kiện sống của người dân còn hạn chế; ngoài ra trợ giúp họ về điều kiện sống để họ an tâm ở yên chống dịch.

Ngày 19/7, Bí thư Quận ủy quận 7 Võ Khắc Thái cho biết qua phân tích, quận xác định được khu vực có nhiều ca dương tính là khu nhà trọ đông công nhân nhập cư, khu giáp ranh các quận, huyện lân cận và các khu nhà lụp xụp trong hẻm sâu. Trên cơ sở phân tích đó, quận 7 đề ra giải pháp phù hợp cho từng loại đối tượng.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Đức Trí, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành các khu cách ly y tế tập trung trên địa bàn quận 7, cho biết quận quan tâm đặc biệt đến các khu trọ, khu nhà lụp xụp, nhà trong hẻm. Tại đây, người dân vẫn quen gặp nhau, trò chuyện sau giờ đi làm nên nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế, quận đã tăng cường các biện pháp xét nghiệm để phát hiện kịp thời F0 hoặc các ca nguy cơ rất cao là F0. Phải bóc tách hết F0 ra khỏi khu vực dân cư. Ngoài ra, quận đầu tư tuyên truyền bằng nhiều hình thức (đến tận nơi, thông báo qua loa, nhắc nhở thường xuyên, cung cấp kiến thức phòng dịch…).

Quận giãn cách mật độ dân số ở các khu phong tỏa, nhất là các khu trọ lụp xụp, các hẻm sâu của người lao động liên quan các khu chế xuất. Quận vận động để chuyển người từ nơi này qua nơi khác để không xảy ra lây nhiễm chéo. 

Quận cũng cử các đội tình nguyện viên đến các khu vực phong tỏa nguy cơ cao để cung cấp nhu yếu phẩm để người dân an tâm sinh hoạt trong nhà. Quận giao nhiệm vụ giám sát các khu phong tỏa cho các bảo vệ dân số, cảnh sát khu vực và hướng dẫn cụ thể để việc giám sát đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Thanh Mai

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (22-23/7): Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (22-23/7): Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to

Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa vừa mưa to, có nơi mưa rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ cục bộ mưa vừa mưa to. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi. Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nắng nóng.