Một nghiên cứu đã tiết lộ, các chương trình nghệ thuật dựa trên chánh niệm có tác dụng giảm bớt các triệu chứng căng thẳng, đau đầu, giúp cơ thể thư giãn và cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt hiệu quả đối với thiếu nữ.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Trị liệu nghệ thuật, thanh thiếu niên thường xuyên đối mặt với căng thẳng, áp lực từ trường học cao hơn so với người trưởng thành. Do đó, thời gian gần đây, một số trường học đã bổ sung các chương trình liệu pháp nghệ thuật như một hình thức giúp học sinh giảm bớt căng thẳng.
Cũng trong một nghiên cứu thí điểm đầu tiên tại Đại học Washington, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng trị liệu nghệ thuật mang lại kết quả ngoài mong đợi, đặc biệt là các thiếu nữ, giúp họ giảm đau đầu hiệu quả.
Một nghiên cứu được thực hiện gồm 8 học sinh nữ. Những người tham gia được trải qua ba tuần tập luyện những hoạt động mà họ yêu thích, hai lần mỗi tuần kết hợp với liệu pháp nghệ thuật. Trước khi bắt đầu nghiên cứu, các cô gái có trung bình 7,38 cơn đau đầu trong khoảng thời gian 2 tuần trước đó. Sau khi kết thúc nghiên cứu, số cơn đau đầu giảm xuống mức đáng kể còn 4,63 lần, giảm gần 40%.
“Nghiên cứu này nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ chính của cuộc nghiên cứu là thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời và lắng nghe, phối hợp với các bạn thanh thiếu niên để các chiến lược này thực thi”, Elin Bjorling – tác giả chính của nghiên cứu cho hay.
Nhóm nghiên cứu đã mời tám học sinh nữ trong độ tuổi từ 14 tuổi đến 17 tuổi từ một trường Trung học ở Seattle tham gia một chương trình nghiên cứu. Những học sinh nữ này đều trải qua ít nhất ba cơn đau đầu (không liên quan đến chấn thương) trong suốt 2 tuần, trong đó, 5 trong số 8 trường hợp được xác định căng thẳng kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau đầu.
Chương trình được diễn ra hai lần 1 tuần, mỗi buổi 50 phút. Buổi học sẽ được bắt đầu bằng việc các học sinh nữ sẽ chỉ ra những vị trí họ cảm thấy căng thẳng trên “bản đồ cơ thể”. Sau đó, họ sẽ tham gia các hoạt động chánh niệm và trị liệu nghệ thuật. Tương tự cho các buổi tập tiếp theo.
“Chúng tôi đã tiến hành so sánh bản đồ cơ thể trước, trong và khi kết thúc nghiên cứu. Một kết quả khả quan đang diễn ra. Ở điểm xuất phát, mọi thứ đều rời rạc từng mảnh và điểm kết thúc, mọi thứ chạy khắp toàn bộ cơ thể”, ông Bjorling hào hứng cho biết.
Trong các buổi học, mỗi người đều được thử các kỹ thuật chánh niệm khác nhau để họ tự tìm ra cách hiệu quả nhất cho bản thân. Và, kỹ thuật thở hộp, một kỹ thuật hít thở chậm bằng cách tập trung và đếm được mọi người yêu thích. Có thể nói, thở hộp là kỹ thuật giúp quản lý căng thẳng theo nhịp điệu thở, giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
Cũng theo ông Bjorling, thanh thiếu niên thường không để ý đến việc ăn uống có sự tư duy, sự lưu tâm, thậm chí là ghét chúng. Hoạt động ăn trong chánh niệm là một trong các bài tập trong trị liệu nghệ thuật nhưng có lẽ không nhận được sự kết hợp của các cô cậu thanh thiếu niên. Họ cần phải suy nghĩ nghiêm túc và tự trở thành chuyên gia trong cuộc sống của chính mình.
Nhìn chung, thanh thiếu nên đều trải qua các cơn đau đầu giảm dần sau khi kết thúc nghiên cứu. Họ hài lòng với sự thay đổi này và luôn tin rằng mình có thể xử các vấn đề khác trong ngày, trong trạng thái tinh thần thoải mái hơn.
Theo thehealthside.com
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa