TSMC, hãng gia công chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đang đặt hy vọng vào nhà máy mới ở Nhật Bản trong bối cảnh gặp khó tại Mỹ. TSMC nhận thấy Nhật Bản là điểm đến mới hợp lý.
Nhà máy chip của công ty được xây dựng trên đảo Kyushu và dự kiến vận hành vào năm sau, với mục tiêu tạo ra những mẫu chip siêu hiện đại, chưa được sản xuất trước đây. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 2 tỷ tỷ yên (13,3 tỷ USD), trong đó Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đang xem xét cung cấp số tiền lên tới khoảng 900 tỷ yên.
Chính phủ Nhật đang hỗ trợ lĩnh vực bán dẫn như một phần của gói kích cầu kinh tế sẽ được hoàn thành ngay cuối tháng. Giải pháp sẽ bao gồm việc cung cấp hỗ trợ cho nhà máy thứ hai của TSMC. Bộ yêu cầu tổng cộng 3,35 tỷ yên cho ngân sách bổ sung trong năm tài chính này.
Chi tiêu này sẽ dành cho các mục tiêu đặc biệt như hỗ trợ cho công nghệ hậu 5G và chất bán dẫn tiên tiến. METI sẽ quyết định số tiền hỗ trợ cho TSMC trong cuộc thảo luận với Bộ Tài chính.
Theo giới phân tích, TSMC đang coi Nhật Bản là nơi phù hợp hơn nhờ văn hóa làm việc tương đồng, mạng lưới nhà cung cấp vật liệu gần và rộng khắp, đồng thời chính phủ nước này dễ dàng giải quyết yêu cầu và hào phóng với các khoản trợ cấp. Mối quan hệ giữa TSMC và chính phủ Nhật Bản là đôi bên cùng có lợi.
Chất bán dẫn càng tiên tiến thì kích thước nanomet càng nhỏ. Hiện tại, Nhật Bản chỉ có khả năng sản xuất các sản phẩm nhỏ ở phạm vi 40nm. Nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng vọt đối với chip tiên tiến dành cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thế hệ thứ năm.
Mục tiêu của TSMC là sản xuất hàng loạt với công suất khoảng 60.000 chip mỗi tháng. TSMC mong muốn sản xuất chip logic 6 nm và 12 nm cung cấp cho Sony và các khách hàng công nghệ lớn khác trên toàn cầu.
Nhà máy dự kiến sẽ nhận được tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu khoảng 1,2 tỷ yên, để sản xuất hàng loạt chất bán dẫn có bước sóng từ 12 - 28 nm. Nhà máy mới sẽ vượt qua nhà máy đầu tiên về việc cung cấp các sản phẩm có tốc độ cao. TSMC đã bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm bán dẫn 3nm tại Đài Loan.
Nếu nhà máy TSMC thứ hai ở Nhật Bản đi vào hoạt động, doanh thu thuế từ toàn bộ khu phức hợp Kumamoto dự kiến sẽ đảm bảo cấp cho chính phủ vào năm 2037. Nhà máy mới có thể cung cấp chip cho các công ty Đài Loan khác trong danh sách đang mở chi nhánh ở Nhật Bản.
Nhật Bản hiện có tham vọng tỷ USD để phục hưng ngành chip sau thời gian dài tụt hậu. Gần đây, Rapidus, công ty được hậu thuẫn bởi Sony, Toyota và Chính phủ Nhật Bản, đang huy động hàng tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip. METI đang yêu cầu thêm 590 tỷ yên cho nhà sản xuất chip quốc gia này, hướng tới mục tiêu sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiên tiến trong nước vào năm 2027.
Cho đến nay, chính phủ đã cung cấp cho Rapidus 330 tỷ yên. Nguồn vốn bổ sung sẽ được sử dụng để thử nghiệm thiết kế dây chuyền sản xuất trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Intel dự kiến sẽ nhận được 50 tỷ yên tiền hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các quy trình phụ trợ như lắp ráp và đóng gói. Họ có kế hoạch hợp tác với các nhà sản xuất vật liệu bán dẫn Nhật Bản và các công ty khác để phát triển công nghệ đóng gói tự động cho con chip tiên tiến.
Sony, nhà cung cấp cảm biến hình ảnh cho iPhone của Apple, dự kiến sẽ nhận được khoản trợ cấp 310 tỷ yên để giúp cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng trên toàn thế giới. Nhà sản xuất chip theo hợp đồng, Powerchip Đài Loan cũng sẽ nhận được 140 tỷ yên cho vốn đầu tư vào Nhật Bản.
Nhật Bản cũng có kế hoạch chi khoảng 100 tỷ yên cho nghiên cứu thiết kế ô tô và chip AI để củng cố một trong những lĩnh vực còn yếu của mình. Khoảng 10 tỷ yên cũng sẽ được đầu tư vào việc đào tạo công nhân có tay nghề cao.
Chính phủ Nhật Bản cho đến nay đã cung cấp hơn 2 tỷ yên hỗ trợ đầu tư trong hai năm qua. TSMC và Intel đã công bố kế hoạch sản xuất mới ở Đức và các quốc gia khác bằng cách sử dụng nguồn cung cấp hỗ trợ của Châu Âu.
(Nguồn: Nikkei Asia)