Các nhà làm film cho rằng những bộ phim về đề tài nữ quyền đang là "mỏ vàng" cho những đạo diễn tại Hollywood nói riêng và các nhà làm film trên khắp thế giới nói chung. Dựa trên nghiên cứu về phụ nữ trên các show truyền hình và film điện ảnh năm 2018 cho thấy trong 100 film ăn khách nhất thế giới thì phụ nữ đã đóng góp 4% ở khâu đạo diễn, 15% ở kịch bản, 18% ở mảng sản xuất và 14% là dựng film. Đó là những tín hiệu đáng mừng về một xu hướng bình đẳng trong nền điện ảnh hiện đại. Điển hình cho thể loại film về nữ quyền là: Black Widow, Captain Marvel, Wonder Man.
Thể loại chính kịch có Little Women, Enola Holmes. Đây là những bộ phim được khán giả chào đón nồng nhiệt khi ra rạp và trên các nền tảng giải trí. Nhưng liệu có phải bộ phải nào cũng truyền tải một thông điệp về nữ quyền đúng đắn và nhân văn về nữ quyền?
Một quan điểm sai lầm của các nhà làm film về nữ quyền là biến những người đàn ông trong mối quan hệ với nhân vật nữ chính trở nên yếu đuối. Họ cho rằng đó là cách giúp nữ giới mạnh lên và ngang bằng với nam giới. Nhưng nữ quyền đúng đắn là khi người phụ nữ không còn cảm thấy bất lực với chính cuộc sống của mình, họ biết khi nào cần đứng lên để giành quyền lợi cho chính mình và cho người thân yêu của mình. Họ không cần phải đứng ngang hàng với nam giới, vì nam giới và nữ giới có những đặc thù giới hoàn toàn khác nhau.
Vậy điều gì tạo ra một bộ phim nữ quyền tốt và một bộ phim nữ quyền tệ? Đó chính là giá trị của người phụ nữ trong phim các bộ phim về nữ quyền?
Nói về giá trị con người, nhà triết học Plato đã từng nói rằng :”The measure of a man is what he does with power” - Thước đo giá trị một người là điều anh ta làm khi nắm quyền lực trong tay. Những người phụ nữ trong các bộ phim về nữ quyền hầu hết đều nắm giữ một quyền lực (sức mạnh, trí tuệ, ý chí..), nhưng điều khác biệt là họ thể hiện giá trị bản thân mình ra sao. Captain Marvel là một điển hình trong cách thể hiện nữ quyền phiến diện và đầy quy chụp. Cô đại úy Carol Danvers được xây dựng là nhân vật có quyền năng trong ta. Nhưng cô không có cảm xúc, không có chiều sâu trong tâm hồn mà điều cô mạnh nhất là việc sử dụng quyền lực của mình để hạ gục các đối thủ của mình (là những người đàn ông dù mạnh hay yếu). Bộ phim đã truyền tải thông điệp mang tính hạ thấp nam giới bằng những câu thoại so sánh độ nguy hiểm của những người đàn ông trong phim không bằng một con mèo.
Phim Captain Marvel |
Cùng thể loại siêu anh hùng, bộ phim Ant-Man and The Wasp xoay câu chuyện về Hope. Cô đi giải cứu thế giới bằng siêu năng lực có sẵn và có thể đánh bại chúng bất kể kẻ nào ngáng đường cô. Các nhà làm phim đã biến những người đàn ông quanh cô là Ant-man và Hank Pym trở thành những người đàn ông mờ nhạt, yếu đuối, vì quyền lực đều nằm trong tay Hope.
Trong cái nhìn so sánh với Wonder Woman. Nhà làm phim đã thể hiện hình ảnh người phụ nữ có mọi quyền lực mạnh nhất phim. Nhưng điều cô làm được nhiều hơn ngoài việc đánh bại đồi thủ là truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Cô truyền tình yêu thương, cảm hứng cho nhân vật nam chính, giúp anh nhận ra giá trị thật sự của cuộc sống và khiến anh tin vào những điều tốt đẹp của cuộc đời. Phân cảnh đẹp nhất phim là khi Diana liều mình xông vào tử huyệt của kẻ địch, người xem không biết cô có thể chiến thắng hay không nhưng hành động đó gây cảm hứng cho quân đội phía sau cùng tiến lên. Nữ chiến binh Amazon, á thần của DC Comics đã lên sóng để truyền tải về nữ quyền một cách khéo léo, có chiều sâu và mang tính con người hơn những bộ film siêu anh hùng cùng thể loại. Cô không phải là người mạnh nhất, nhưng là người tạo ra giá trị cảm hứng cho những người xung quanh.
Phim Wonder Woman |
Gambit Hậu cũng là bộ phim điển hình về tính nữ quyền được chiếu trên nền tảng Netflix hiện nay. Phim nói về một cô gái tên là Beth. Sau một vụ tai nạn giao thông, Beth Harmon bị mất mẹ và em được nhận nuôi tại một trường học chuyên dành cho trẻ mồ côi. Tại đây, cô bé được bác lao công già Shaibel hướng dẫn cách chơi và truyền dạy những chiêu thức thú vị của môn cờ vua. Vốn thừa hưởng sự thông minh của mẹ cùng với niềm đam mê vô hạn với môn thể thao này, Beth đã nhanh chóng bộc lộ được tài năng của mình ở địa phương và lần lượt phải đối mặt với rất nhiều đối thủ nặng ký ở tầm quốc gia cũng như quốc tế.
Bộ film được chuyển thể từ tiểu thuyết nên cách thể hiện nữ quyền cũng khác nhiều hơn so với các phim siêu anh hùng. Thay vì thể hiện ý chí giới nữ bằng sức mạnh cơ bắp thì Gambit Hậu thể hiện nữ quyền thông qua trí tuệ. Tất nhiên, Beth được xây dựng là nhân vật có tài năng thiên bẩm chứ không phải luyện tập nhiều. Nhưng trong suốt 7 tập phim, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được nỗ lực của Beth để khẳng định mình và vượt qua những định kiến giới trong xã hội Mỹ những năm 60.
Nhưng liệu cô có phải một thiên tài bẩm sinh thật sự? Cô cũng phải thua thê thảm, nhưng điều đó không làm cô bị yếu đi mà càng khẳng định sự cầu tiến của Beth. Cô không hề kênh kiệu, không hề bất bại, không hề coi thường đàn ông mà cô chỉ tập trung vào năng lực của bản thân để khẳng định chính mình. Đây là điểm cộng cho bộ phim vì đã thể hiện nhân vật nữ chính có chiều sâu có cảm xúc vì dù là đàn ông hay phụ nữ thì chúng ta đều có quyền vươn lên bằng năng lực của bản thân mà không nhất thiết phải hạ thấp người khác, đặc biệt là giới còn lại. Beth tập trung vào việc cân bằng cảm xúc và nâng cao giá trị bản thân mình thay vì tìm cách hạ gục đối thủ bằng những triêu trò. Bên cạnh đó, cô còn giúp những nam giới tài giỏi xung quang thán phục và giúp họ có thêm cảm hứng trong bộ môn cờ vua. Thể hiện qua việc này là rất nhiều kỳ thủ bại dưới tay cô đã quay lại giúp đỡ cô bằng trí tuệ và bí quyết của họ. Họ không hề là kẻ thất bại, mà trở thành những người đàn ông vô cùng khiêm tốn, cầu tiến.
Phim Gambit Hậu |
Phim về những người đàn ông hay những người phụ nữ thì đều có trách nhiệm truyền tải thông điệp hoặc một giá trị nhân văn về giới. Những bộ phim về nam giới không nhất thiết phải hạ thấp nữ giới và ngược lại. Nếu các nhà làm phim và những nhà hoạt động xã hội vẫn tư duy nữ quyền là phải chiến thắng đàn ông thì đó thật sự là một tư duy thiển cẩn và ấu trĩ. Vì biết đâu có thể sau một thập kỷ nữ trên màn ảnh sẽ xuất hiện những bộ phim vì nam quyền vì họ cảm thấy thua kém và ngu dốt hơn nữ giới. Chừng nào phụ nữ không còn tỏ ra mạnh mẽ, biết hài lòng, làm chủ chính mình thì chừng đó thế giới mới thật sự bình đẳng về giới.
Có lẽ phong trào về nữ quyền không phải bây giờ mới có. Vì nếu nhìn vào suốt chiều dài lịch sử Việt Nam và thế giới sẽ bắt gặp không ít vị nữ tướng đứng lên bảo vệ quê hương đất nước bằng tài năng và sự dũng cảm. Điển hình tại Việt Nam là Hai Bà Trưng.
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” không chỉ là lời hứa của chính bản thân mà đã trở thành lời thôi thúc với các thế hệ sau, dù là nam hay nữ. Bà Trưng Trắc không phải là người mạnh nhất, khỏe nhất, mà bà là người biết truyền cảm hứng cho nhân dân bằng tình yêu nước và cả bằng tình yêu gia đình. Vì suy cho cùng bà cũng là một người vợ, muôn đời là một người phụ nữ như bao người phụ nữ bình thường khác. Ngày càng nhiều các phong trào bảo vệ nữ quyền nổ ra. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho một thế giới tiệm cận đến sự bình đẳng về mọi mặt. Nhưng để nữ quyền không phải là nữ giới nắm quyền mà là nữ giới có quyền làm những gì mình cho là đúng thì đòi hỏi mỗi người trong chúng ta cần hiểu đúng về bình đẳng giới. Hy vọng trong tương lai, khán giả sẽ được chứng kiến nhiều bộ phim về nữ quyền có thông điệp nhân văn và ý nghĩa hơn nữa.
Bảo vệ dân phố đánh 2 thiếu niên như phim trong phòng giám thị trường Nguyễn Văn Tố
Sự việc được cho là xảy ra tại phòng giám thị Trường THCS Nguyễn Văn Tố, phường 14, quận 10, TP.HCM vào chiều 31/3.