Tuyến đường Nga tận dụng để nhanh đưa dầu tới Trung Quốc sắp gặp trở ngại

Tuyến đường qua Bắc cực được Nga sử dụng để tăng tốc độ vận chuyển dầu tới Trung Quốc.

Mùa hè 2023 chứng kiến số tàu chở dầu Nga gia tăng trên tuyến hàng hải qua Bắc Cực để đưa dầu thô tới Trung Quốc, NPR đưa tin. Tuy nhiên, Nga sẽ gặp trở ngại lớn với tuyến vận tải tối ưu này bởi biến đổi khí hậu. 

Theo NPR, trong vòng hơn 1 thập kỷ, Nga đã nỗ lực phát triển Tuyến Biển Bắc, tuyến vận tải chạy dọc theo bờ biển phía bắc đất nước. Trước sự kiện Ukraine, Tuyến Biển Bắc chủ yếu được dùng để vận chuyển dầu khí sang châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động này đã chấm dứt vào năm ngoái sau khi Liên minh châu Âu và Anh ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô Nga. 

Và hiện tại, phần lớn số dầu thô vận chuyển qua Bắc Cực có điểm đến là châu Á - chủ yếu được đưa tới Trung Quốc, nhà sáng lập Viện Bắc cực (Mỹ) Malte Humpert nhận định. Ông cho biết, trước đây, các tàu chở dầu không mấy khi lựa chọn khu vực biển nhiều băng của Tuyến Biển Bắc. 

"Năm ngoái, cả năm chỉ có 1 tàu (đi qua Tuyến Biển Bắc), còn hiện tại chúng ta đã thấy 6 chuyến rồi. Mùa vận tải hè năm nay (summer navigation season) vẫn còn kéo dài thêm 6-8 tuần nữa", ông Humpert nói. 

Nga vốn vận chuyển dầu thô tới Trung Quốc qua đường ống dẫn dầu nhưng số này vẫn không đủ để bù đắp chênh lệch tới từ lượng dầu bán cho châu Âu, Viktor Katona - chuyên gia phân tích về dầu thô của tổ chức nghiên cứu dữ liệu thị trường Kpler cho hay. 

"Những đường ống dẫn dầu ấy đã chạy hết công suất. Vì vậy nhu cầu gia tăng phải được giải quyết qua đường biển và Tuyến Biển Bắc là con đường nhanh nhất hiện nay", Katona cho biết tuyến vận tải qua Bắc cực vốn được nhiều công ty ưa chuộng bởi nó có thể cắt giảm lượng lớn thời gian di chuyển.

"Thay vì 45 ngày để một tàu chở dầu Nga đi qua kênh đào Suez tới đích thì với Tuyến Biển Bắc họ chỉ mất 35 ngày di chuyển", Katona nói. 

Tuy nhiên, đây là một tuyến đường nhiều thách thức và nhạy cảm với môi trường. Rebecca Pincus, chuyên gia thuộc Trung tâm Woodrow Wilson, tiết lộ: Những khu vực như vùng viễn đông của Tuyến Biển Bắc vẫn còn rất nhiều băng dày. Cách đây vài năm, khoảng 20 tàu thương mại đã bị mắc kẹt ở khu vực biển Đông Siberia. 

"Những tàu bị mắc kẹt đã phải đợi vài tuần mới được tàu phá băng lớn giải cứu. Nga vốn có một hạm đội tàu phá băng mạnh nhưng họ không làm việc liên tục", Pincus giải thích thêm rằng, các tàu chở dầu lớn không có khả năng phá băng. Hồi đầu năm nay Rosatom, đơn vị vận hành Tuyến Biển Bắc, tuyên bố dự định cho tàu chở dầu lên đường mà không có sự hộ tống của tàu phá băng. 

"Đó là một kế hoạch có rủi ro cao", Pincus nhận định. 

Ngoài ra, còn có rủi ro thường trược là tàu gặp nạn, ví dụ như bị đâm vào băng hoặc mắc cạn, Andrew Hartsig - giám đốc Chương trình Bắc cực của tổ chức môi trường Ocean Conservancy - chia sẻ. Ông Hartsign nhấn mạnh rằng, nếu sự cố tràn dầu xảy ra thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái trong khu vực và băng có thể khiến sự cố trở nên khó xử lý. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn đang có hồ sơ an toàn tương đối tốt trên Tuyến Biển Bắc. 

Thi Anh

Ngành công nghiệp vũ khí đang phát triển của Ukraina khiến Nga bối rối?

Ngành công nghiệp vũ khí đang phát triển của Ukraina khiến Nga bối rối?

Rạng sáng ngày 29/8, hàng loạt máy bay không người lái của Ukraina đã bay qua 7 khu vực của Nga. Một số chiếc đã tới căn cứ không quân Nga ở Pskov, cách biên giới Ukraina khoảng 600 km, phá hủy hai máy bay vận tải quân sự của Nga và làm hư hại hai chiếc khác.