Ung thư gan “thích” 7 kiểu người nhưng lại “sợ” nhất 6 điều

Lối sống có thể làm giảm hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan ở mỗi người.

Trong số rất nhiều bệnh ung thư, ung thư gan được mệnh danh là căn bệnh ung thư thầm lặng. Bởi vì gan có khả năng dự trữ rất mạnh, khi xuất hiện bệnh không có triệu chứng rõ ràng, rất dễ bị bỏ qua và lỡ mất thời điểm điều trị tốt nhất.

Vì vậy, bất kỳ ai cũng cần chú ý đến bệnh ung thư gan, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao sau đây:

1. Uống quá nhiều rượu bia

Rượu bia đặc biệt gây hại cho gan. Nó rất nhanh gây xơ gan- tình trạng các tế bào lành ở gan thay thế bằng các mô sẹo không hồi phục và dễ chuyển thành ung thư. Bản thân rượu bia cũng là một yếu tố gây ung thư khi uống nhiều. Bởi khi đi vào cơ thể, dưới tác dụng của một số loại enzyme, rượu có thể chuyển hóa thành chất acetaldehyde - một chất có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau.

  Uống nhiều rượu bia là một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư gan (Ảnh minh họa)

Uống nhiều rượu bia là một trong những yếu tố hàng đầu gây ung thư gan (Ảnh minh họa)

 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xếp ethanol vào một trong những nhóm chất gây bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư gan. Những người uống nhiều rượu bia, sức thải qua gan càng lớn và nguy cơ ung thư càng cao.

2. Mắc các bệnh lý khác về gan

Đương nhiên, nhóm người dễ mắc ung thư gan nhất là những người có bệnh lý gan sẵn. Các bệnh nhân bị viêm gan đã được chẩn đoán do virus như virus viêm gan B, virus viêm gan C có nguy cơ ung thư gan rất cao. Tình trạng viêm nhiễm sẽ làm tổn thương đến các tế bào gan khỏe mạnh, lâu dần tế bào sẽ bị xơ hóa.

Ngoài ra, virus viêm gan sẽ làm rối loạn hệ thống miễn dịch, các tế bào lympho miễn dịch không thể đào thải được virus sẽ tiếp tục làm tổn thương tế bào gan và dễ gây xơ hóa gan. Có nhiều nghiên cứu cho biết, có khoảng 10 - 20% bệnh nhân xơ gan có thể chuyển hóa thành ung thư gan.

3. Ăn thực phẩm bị nấm mốc

Không ít người vì tiết kiệm hoặc thiếu hiểu biết mà thường xuyên ăn các loại thực phẩm bị mốc. Trong khi đây lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư gan.

  Thực phẩm nấm mốc tốt nhất là nên vứt bỏ kẻo “rước bệnh vào thân” (Ảnh minh họa)

Thực phẩm nấm mốc tốt nhất là nên vứt bỏ kẻo “rước bệnh vào thân” (Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng những khu vực thực phẩm bị ô nhiễm aflatoxin nghiêm trọng có tỷ lệ mắc ung thư gan cao. Aflatoxin là một loại độc tố do Aspergillus aflatoxin và Aspergillus parasiticus sinh ra, là chất gây ung thư loại 1 , chủ yếu tồn tại trong các thực phẩm ngũ cốc, dầu bị mốc, thực phẩm động vật và thực vật. Aflatoxin B1, một trong những chất chuyển hóa của aflatoxin, có thể gây ung thư gan do ảnh hưởng đến sự biểu hiện của ras, P53 và các gen khác.

4. Phải uống thuốc trong thời gian dài

Thuốc sau khi vào cơ thể sẽ phải đi qua gan, được gan phân hủy và đào thải ra ngoài, độc tính sẽ lưu lại trong gan, lâu ngày sẽ làm tổn thương tế bào gan và gây ra bệnh gan. Vì vậy, những người phải dùng thuốc trong thời gian dài cần lưu ý đi khám gan định kỳ để kiểm tra xem gan có bị tổn thương hay không.

Cần đặc biệt chú ý kiểm tra thường xuyên kể cả khi bạn uống thuốc bắc, thuốc thảo dược chứ không phải chỉ riêng các loại thuốc Tây, vì suy cho cùng, một số loại thuốc Bắc cũng có thể gây hại cho gan nếu uống sai cách.

5. Người thừa cân/ béo phì

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan, những người béo phì còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng (ở nữ giới), ung thư dạ dày… Các bác sĩ cho biết, những người béo phì rất dễ bị viêm gan mạn tính và chuyển thành ung thư.

6. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính chỉ số cao

Tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng mỡ máu, gọi chung là các bệnh mãn tính có chỉ số cao, những bệnh này phải dùng thuốc lâu dài. Như đã nói, dùng thuốc lâu ngày dễ làm tổn thương gan, nên thường xuyên kiểm tra gan.

Ngoài ra, hầu hết những người bị bệnh mãn tính nhóm này đều có xu hướng bị thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid dễ làm tổn thương gan nên cần phải kiểm tra thường xuyên. Ngoài việc theo dõi các chỉ số, mọi mặt khác của chức năng gan cũng cần được kiểm tra.

6. Hay thức khuya và tâm trạng tiêu cực

Theo y học, từ 23 -  1 giờ là thời gian gan thải độc tốt nhất, từ 1 - 3 giờ sáng là lúc gan cần được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cả 2 việc này đều chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say. Như vậy, nếu thức khuya lâu ngày sẽ khiến gan làm việc quá tải, độc tố tích tụ, gây ra bệnh tật, thậm chí là dần dần dẫn tới ung thư.

  Thức khuya trong thời gian dài khiến gan suy yếu, dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa)

Thức khuya trong thời gian dài khiến gan suy yếu, dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa)

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tâm trạng bất ổn hoặc trong trạng thái căng thẳng kéo dài, hay suy nghĩ tiêu cực gây ra rất nhiều bệnh tật, bao gồm bệnh về gan. Vì vậy, hãy cố gắng học cách sắp xếp và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sao cho khoa học, tránh để tâm trạng luôn trong trạng thái nặng nề, stress. =

Ngoài ra, tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên, uống nước ô nhiễm, hút thuốc, ăn uống thất thường… cũng có thể làm, tăng nguy cơ mắc ung thư gan ở mức độ nhất định. Muốn phòng ngừa ung thư gan, có 6 việc cần được ưu tiên đó là:

- Chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng.

- Tránh xa thực phẩm ôi thiu, nấm mốc.

- Tiêm vaccine, kiểm tra viêm gan B và C thường xuyên để phòng ung thư gan.

- Kiểm soát cân nặng.

- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.

- Lối sống lành mạnh như: ngủ sớm và đủ giấc, vận động đều đặn, không lạm dụng thuốc, suy nghĩ tích cực…

Nguồn và ảnh: QQ, Gen Solution, Healthline

Ngọc Ái

Một nhà 4 người cùng mắc ung thư gan chỉ vì thứ gia vị quen thuộc

Một nhà 4 người cùng mắc ung thư gan chỉ vì thứ gia vị quen thuộc

Gia vị được người phụ nữ sử dụng mỗi ngày lại chính là nguyên nhân gây ung thư gan cho 4 người trong gia đình.