Vì sao lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia khiến thế giới lo lắng?

Lệnh cấm của Indonesia – một trong những nhà xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới - đã làm rung chuyển thị trường dầu ăn vốn đã bấp bênh do cuộc chiến tại Ukraina.

Hôm thứ Sáu, Indonesia đã công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ nhằm kiềm chế giá dầu ăn trong nước đang tăng vọt.

Dầu cọ là loại dầu ăn được sản xuất, tiêu thụ và buôn bán nhiều nhất trên thế giới.

61566160_303.jpg
Indonesia là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.

Giá dầu ăn đã tăng về cơ bản đã tăng mạnh sau khi Nga tấn công Ukraina. Cả Ukraina và Nga đều là những nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn của thế giới.

Chính quyền Indonesia nói gì về lệnh cấm?

"Tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá việc thực hiện chính sách này để nguồn cung dầu ăn trong nước luôn dồi dào và giá cả phải chăng", Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết trong một tuyên bố.

Thông báo này diễn ra sau một cuộc biểu tình ở Jakarta, nơi mà hàng trăm người tập trung để phản đối giá dầu và lương thực tăng vọt.

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati nói với Reuters rằng, Jakarta hiểu rằng lệnh cấm sẽ gây tổn hại cho các nước khác, nhưng nhấn mạnh rằng cần phải hạ giá dầu ăn trong nước vì nhu cầu vượt quá nguồn cung.

Ông Indrawati nói rằng, chính phủ Indonesia đã thực hiện một trong những "động thái khắc nghiệt nhất" có thể sau khi các biện pháp trước đó không ổn định được giá cả.

Chính phủ Indonesia trước đây đã yêu cầu các nhà sản xuất dự trữ hàng hóa để sử dụng trong nước, nhưng điều này đã không thành công trong việc đưa giá xuống mức có thể chấp nhận được đối với các hộ gia đình của nước này. Bộ trưởng Tài chính Indonesia cho biết: “Vẫn còn quá đắt đối với các hộ gia đình bình thường để mua những loại dầu ăn này”.

“Chúng tôi biết rằng đây sẽ không phải là kết quả tốt nhất. Nếu chúng tôi không xuất khẩu, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các nước khác", ông Indrawati nói.

Tại sao xuất khẩu dầu cọ của Indonesia lại quan trọng?

Trung Quốc và Ấn Độ là những nước nhập khẩu dầu cọ lớn của Indonesia. Indonesia là nhà sản xuất dầu lớn nhất và chiếm hơn một nửa nguồn cung của thế giới. Nước láng giềng Malaysia là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới.

61566170_401.jpg
Người dân Indonesia đối mặt với khó khăn do giá dầu cọ tăng cao.

Dầu cọ được sử dụng trong nấu ăn, thực phẩm chế biến, sản phẩm tẩy rửa, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác.

Tại cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới ở Washington vào tuần này, các nhà hoạch định chính sách bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu lương thực có thể xảy ra do cuộc chiến ở Ukraina. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass kêu gọi các nước tránh tích trữ lương thực dự trữ hoặc thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, khoảng 77 triệu tấn dầu cọ dự kiến ​​sẽ được sản xuất trong năm nay.

Sản lượng dầu cọ toàn cầu đã sụt giảm trong hai năm đầu tiên của đại dịch COVID-19 do sự sụt giảm lao động nhập cư trên các đồn điền ở Đông Nam Á.

Các loại dầu ăn khác cũng bị giảm. Nhà sản xuất dầu đậu nành lớn Argentina dự kiến ​​sẽ xuất ít dầu hơn trong năm nay sau khi mùa trồng đậu nành kết thúc kém vào năm 2021, trong khi đó hạn hán đã tàn phá mùa thu hoạch hạt cải của Canada.

THÁI BÌNH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương