Giá cà phê trong nước tăng nhẹ
Giá cà phê trong nước hôm nay 9/3 tăng nhẹ 100 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng từ 47.500 - 47.900 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng nằm trong khoảng từ 47.400 – 47.500 đồng/kg; Gia Lai, Kon Tum là 47.800 đồng/kg; Đắk Lắk ở mức 47.900 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; Đắk Nông ở mức 47.800 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm USD, xuống 2.152 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 7 tăng 1 USD, lên 2.143 USD/tấn.
Trái lại, giá cà phê Arabica kỳ hạn trên sàn New York tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 2,25 US cent, lên 182,55 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 2,20 US cent, lên 181,90 US cent/lb
Việt Nam là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và cũng là quốc gia có văn hóa cà phê nở rộ. Đây được cho là yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển mạnh mẽ khi đạt quy mô 10.845 tỷ đồng vào năm 2022 (khoảng 452 triệu USD) và sẽ tăng lên 15.837 tỷ đồng vào năm 2027.
Đây cũng là điều dễ hiểu khi thị trường cà phê nội địa thu hút các thương hiệu kinh doanh trong nước lẫn quốc tế gia nhập thị trường, tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Trong đó có nhiều thương hiệu đã tạo nên tên tuổi và chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng như Trung Nguyên, Starbucks, VinaCafe…
Theo các doanh nghiệp, thị trường cà phê sẽ ngày càng cạnh tranh hơn và chỉ những thương hiệu có đầu tư bài bản, có sự khác biệt trong sản phẩm mới cũng như am hiểu gu uống cà phê của người Việt thì mới chinh phục được khách hàng.
Về thị trường cà phê trong nước, sau năm 2022 với xuất khẩu và kim ngạch đạt mức kỷ lục, 2023 được dự đoán sẽ là năm khá khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam khi sản lượng có phần suy yếu do ảnh hưởng xấu từ thời tiết và nhu cầu tiêu thụ có thể sẽ giảm nhẹ.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2023 đạt 180 nghìn tấn, trị giá 393 triệu USD, tăng 26,3% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với tháng 1/2023, so với tháng 2/2022 tăng 28,7% về lượng và tăng 22% về trị giá
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 323 nghìn tấn, trị giá 703 triệu USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường tiêu ổn định
Giá tiêu hôm nay 9/3 tại thị trường trong nước đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng tại các vùng trồng trọng điểm. Hiện giá tiêu trong nước dao động quanh mốc từ 63.500 – 66.500 đồng/kg.
Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu tiêu đang được thương lái thu mua ở mốc 66.500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 65.500 đồng/kg.
Tương tự, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay cũng không có biến động. Hiện tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 63.500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.498, giảm 0,37% USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.023 USD/tấn, giảm 0,37%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.325 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.375 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.880 USD/tấn. Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế tiếp tục giảm giá tiêu của Indonesia.
2 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam ước đạt mức 3.177 USD/tấn, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng xuất khẩu tiêu của nước ta đang tăng nhưng giá bình quân lại giảm. Và điều này cũng khẳng định, nhu cầu đang tăng ở các thị trường nhập khẩu, xuất khẩu đã sôi động hơn nhưng giá lại đang thấp đi.
Thời gian qua, nông dân trồng tiêu Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề do giá phân bón tăng vọt, tăng gấp đôi so với năm 2001, do bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Nga - Ukraine.
Trong khi đó, phân bón chiếm tới 70% chi phí đầu vào của các vườn tiêu tại quốc gia này.
Sản lượng hồ tiêu năm 2023 của Malaysia dự kiến đạt khoảng 18.000 tấn, ngang bằng mức sản lượng năm ngoái, với mùa thu hoạch sẽ bắt đầu vào tháng 5.
Các thị trường xuất khẩu tiêu chính của Malaysia là Nhật Bản (37%), Trung Quốc (18%), Việt Nam (11%), Đài Loan (10%), Hàn Quốc (3%) và Singapore (7%).
Trong hai năm gần đây, sản xuất hồ tiêu tại Malaysia được đánh giá là thua lỗ rõ rệt. Hiện, nông dân đang tích trữ sản phẩm của họ với kỳ vọng nhu cầu từ thị trường Trung Quốc sẽ đẩy giá lên.
Giá cao su tiếp tục giảm
Giá cao su hôm nay nhuộm sắc đỏ, giảm toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su giảm ở tất cả các kỳ hạn và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su cũng giảm toàn bộ các kỳ hạn...
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 3/2023 ghi nhận mức 208,0 yen/kg, giảm 1,47%, giảm 3,1 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 4/2023 giảm 1,61%; kỳ hạn cao su tháng 5/2023; kỳ hạn tháng 6/2023 giảm và cao su kỳ hạn tháng 7/2023 giảm 0,85%.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2023 ở mức 12.165 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,86%, giảm 105 nhân dân tệ/tấn.
Giá cao su Thượng Hải giảm ở kỳ hạn tháng 4/2023; các kỳ hạn cao su tháng 5/2023 và tháng 7/2023 đều giảm và cao su kỳ hạn tháng 6/2023 giảm 0,84%.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2023 đạt khoảng 150 nghìn tấn, trị giá 212 triệu USD, tăng 11,2% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với tháng 1/2023; so với tháng 2/2022 tăng 47,8% về lượng và tăng 16,6% về trị giá.
Giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.411 USD/tấn, tăng 4,2% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 21,1% so với tháng 2/2022. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su đạt khoảng 285 nghìn tấn, trị giá 394 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 1/2023, các chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, cao su tổng hợp... Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 69,49% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 93,74 nghìn tấn, trị giá 127,37 triệu USD, giảm 52% về lượng và giảm 52,2% về trị giá so với tháng 12/2022; So với tháng 1/2022 cũng giảm 26,8% về lượng và giảm 42,7% về trị giá.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,9% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 93,65 nghìn tấn, trị giá 127,06 triệu USD, giảm 51,9% về lượng và giảm 52,2% về trị giá so với tháng 12/2022; So với tháng 1/2022 cũng giảm 26,6% về lượng và giảm 42,6% về trị giá.