Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một “hiện tượng quân sự đặc biệt” khiến cả thế giới "ngả mũ kính phục"

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phương Tây và thế giới nhắc tới nhiều nhất sau Thế chiến II với tất cả sự kính trọng và ngưỡng mộ.

Cuộc đời người anh hùng dân tộc

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, là vị tướng cầm vô lăng trên khắp các mặt trận của dân tộc, nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhiều cuộc chiến, nhà hoạt động chính trị tài tình của Việt Nam, đồng thời là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Ông từng chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975), tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ông cũng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp sinh ra ở vùng quê làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà Nho. Cha của ông là Võ Quang Nghiêm, một nho sinh thi cử không thành nên về làm hương sư và thầy thuốc Đông y. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông Nghiêm bị Pháp bắt và bị giam ở Huế, sau đó qua đời trong tù. 

Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một “hiện tượng quân sự đặc biệt” khiến cả thế giới

Năm 1925, Võ Nguyên Giáp vào Huế ôn thi trường Quốc học Huế và đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào. Sau 2 năm, ông bị đuổi học vì tổ chức bãi khóa cũng một số người bạn. Ông về quê và được giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam.

Ông được làm việc ở nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp và tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.

Năm 1930, Võ Nguyên Giáp bị bắt trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh và bị giam ở  Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng,…

Sau đó nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội và theo học bằng cư nhân luật nhưng rồi cũng bỏ dở vì bận hoạt động cách mạng. 

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông là một trong những người thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo

Từ năm 1944 đến 1945, ông liên tục chỉ huy đội quân này lập nhiều chiến công, trở thành Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Ông liên tục có những sáng kiến quan trọng phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu của quân đội Việt Nam. 

  Ngày 2.9.1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Hình ảnh Bí thư Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đang tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Ngày 2.9.1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Hình ảnh Bí thư Tổng quân ủy Võ Nguyên Giáp đang tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Võ Nguyên Giáp trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi.

Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhờ vào đầu óc nhạy bén, khả năng chỉ huy tài tình, Võ Nguyên Giáp đã đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp, đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương. 

  Trong ảnh là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung đoàn trưởng Thái Dũng (hàng dưới, bên trái ảnh), Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã (bên phải) nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch biên giới 1950.

Trong ảnh là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung đoàn trưởng Thái Dũng (hàng dưới, bên trái ảnh), Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã (bên phải) nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch biên giới 1950.

Từ đây, Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba. Nhiều nơi coi ông là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Hiện tượng quân sự đặc biệt trong mắt quốc tế

Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là người hùng của lịch sử Việt Nam mà còn là vị tướng huyền thoại được thế giới công nhận. 

Ông đã thu phục được cộng đồng quốc tế, thậm chí là những quốc gia từng là kẻ thù của Việt Nam. Lần lượt các vị tướng, các nhà chỉ huy quân sự, truyền thông quốc tế cũng phải bày tỏ sự ngưỡng mộ và khâm phục trước nhà chỉ huy tài năng này. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Một “hiện tượng quân sự đặc biệt” khiến cả thế giới

Vị tướng danh tiếng từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp, ông Marcel Bigeard nói về Võ Nguyên Giáp: “Tướng Giáp đã chỉ huy quân đội của ông thành công trong hơn 30 năm. Điều này tạo thành một sức mạnh chưa từng có...”.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, đồng thời cũng từng là kẻ thù của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trận Điện Biên Phủ, ông Marcel Bigeard phải thừa nhận rằng: "Hồi ấy, nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”.

Theo ông Bigeard, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo quân đội Việt Nam giành chiến thắng trong một thời hạn đặc biệt, đó là một kỳ tích. 

Nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland cũng tuyên bố: “Những phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại là khả năng đưa ra quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung và một trí tuệ hội tụ được những phẩm chất này. Tướng Giáp đã sở hữu tất cả”.

Người chỉ huy quân sự, vị Đại tướng anh dũng của dân tộc Việt Nam được truyền thông quốc tế
Người chỉ huy quân sự, vị Đại tướng anh dũng của dân tộc Việt Nam được truyền thông quốc tế "ngả mũ" kính phục. 

Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường Đông Dương, Thống tướng Westmoreland nhận định, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có được sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hơn hết là hành động nhanh. Tất cả đã làm nên "một thống soái vĩ đại”.

Trong cuốn Giap an assessment, Đại tướng Peter Macdonald của Anh đã nói rằng Võ Nguyên Giáp đã có 30 năm làm Tổng tư lệnh quân đội, gần 50 năm tham gia vào chính trị, điều này là hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Khó có thể so sánh ông ới những tướng lĩnh khác, tướng Giáp đã hội tụ các phẩm chất hiếm có trong tất cả những lĩnh vực chủ yếu của chiến tranh.

Sử gia Stanley Karnow đã xếp tướng Giáp ngang với những danh nhân quân sự lừng lẫy thế giới: “Ông là người ngang hàng với các nhà lãnh đạo quân sự vang dội như Grant, Lee, Rommel và MacArthur”.

Không chỉ có những lời ca ngợi mà có đến hàng nghìn, hàng vạn bài báo của giới truyền thông quốc tế thể hiện sự kính phục với vị đại tướng anh dũng của Việt Nam.

Thanh Mai

Phó Thủ tướng: Nên bỏ việc bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mũ nhựa chống giọt bắn

Phó Thủ tướng: Nên bỏ việc bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mũ nhựa chống giọt bắn

Theo Phó Thủ tướng, chúng ta nên bỏ các biện pháp không cần thiết, không khoa học và thậm chí là cực đoan.