Những câu chuyện trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 không thể hiện rõ tính giáo dục

Các phụ huynh tỏ ra khá lo lắng về nội dung của những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn mà học sinh lớp 1 được học.

Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 bị phàn nàn về những từ ngữ mà còn là nội dung, những câu chuyện dân gian, ngụ ngôn. Ví dụ, trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh diều) bài 63- Ôn tập với phần Tập đọc là truyện dân gian Việt Nam có tên Cua, cò và đàn cá với nội dung như sau:

Cò kiếm ăn ở ven hồ. Gặp cá rô, nó ra vẻ thật thà: Dăm hôm nữa, hồ bị tát cạn, cá tôm sẽ bị bắt hết. Đàn cá nhờ cò giúp. Cò hứa đưa đàn cá đến xóm bên. Lũ cá nghe cò. Thế là cò dần dần chén hết đàn cá”.

  Một bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều). NGHĨA HIẾU

Một bài tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều). NGHĨA HIẾU

Nhiều người cho rằng, nếu để ôn tập, rèn luyện kỹ năng, vốn từ thì có khá nhiều truyện dân gian có thể giúp trẻ học. Việc lấy câu chuyện có tính lừa lọc, mưu mẹo như thế này là chưa hợp lý và làm khó cho các phụ huynh khi giải thích cho con mình. 

Một câu chuyện khác có tên Hai con ngựa trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 (bộ sách Cánh Diều) ở trang 157:

Bác nông dân nọ có một con ngựa tía, một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:

- Chị làm hùng hục như thế để làm gì?

Ngựa ô ngạc nhiên: Không làm thì ông chủ mắng

- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn.

Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lí lắm”.

Theo các phụ huynh, khi dạy học sinh về chăm chỉ hay lười biếng lại dùng câu chuyện về chiêu trò của hai con ngựa chỉ nhau cách trốn việc cũng sẽ khiến các em suy nghĩ sai lệch. 

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, chia sẻ: “Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc câu chuyện trong sách là không an toàn, không thoải mái nếu có con học cuốn sách này. Con tôi sẽ được giáo dục thế nào khi đây khi não bộ của một đứa trẻ 6 tuổi chưa đủ khả năng để suy nghĩ đặt ngược lại vấn đề. Ở lứa tuổi này khi đọc bài tập đọc sẽ ám thị và sẽ là cách ứng xử nên nếu đưa ra một tình huống sai thì có thể dẫn đến cách ứng xử theo tình huống đó”.

Bà Diễm Quyên cho rằng, với học sinh lớp 1 đang luyện từ thì nên dùng ngữ liệu là những câu chuyện đẹp, ngôn từ đẹp, định hướng tốt, giáo dục lối sống và kỹ năng tốt. Có rất nhiều câu chuyện trong nước hay trên thế giới đều không hề thiếu hay cả những câu chuyện trong cuộc sống cũng có thể dùng làm dẫn chứng.

Còn giáo viên Huỳnh Lê Ý Nhi (Q.Tân Phú, TP.HCM) bày tỏ quan điểm: “Nội dung câu chuyện không có tính giáo dục. Bởi lẽ trẻ em sẽ bắt chước sự gian dối, lừa lọc. Hãy cứ dạy trẻ thật thà, ngay thẳng và biết giúp đỡ người khác. Những bài học đầu đời rất quan trọng vì nó để lại dấu ấn sâu đậm, khó quên trong tâm trí mỗi người”.

Thanh Mai

Xử lý video nhảm nhí trên mạng xã hội: Cứ quét sạch lại có rác mới

Xử lý video nhảm nhí trên mạng xã hội: Cứ quét sạch lại có rác mới

Thủ tướng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan xử lý video nhảm nhí trên mạng xã hội.