Những người Mỹ gốc Á đối mặt với làn sóng phân biệt chủng tộc vì dịch Covid-19

Theo một số chuyên gia, nạn phân biệt chủng tộc gia tăng một phần là do cách gọi "virus Trung Quốc" và "kungfu flu" của ông Donald Trump.

Một người tên là Arvin Shao cho biết, gia đình anh đã mở cửa hàng ở Woodbridge, Virginia gần 10 năm, mọi thứ đều ổn định trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên vì dịch bệnh, họ đã phải đóng cửa, khách hàng trung thành nhất cũng không tới nữa. Theo Shao, quan điểm phân biệt chủng tộc với người gốc Á liên quan đến đại dịch và tâm lý kích thích sự sợ hãi đã khiến họ xa lánh gia đình anh. 

"Có vẻ như không ai muốn làm gì với chúng tôi cả. Có nhiều khách hàng từng rất thân thiết với cha tôi, luôn hỏi thăm cha tôi, biết tên của cha tôi và bắt tay ông ấy mọi lần họ tới. Tôi không bao giờ nghĩ là họ sẽ ngừng tới và tin vào mấy thứ họ nghe trên truyền thông, và họ ngừng tới vì sợ hãi điều gì đó", anh Shao chia sẻ.

Những người Mỹ gốc Á đối mặt với làn sóng phân biệt chủng tộc vì dịch Covid-19

Định kiến với người châu Á và tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Á, Thái Bình Dương ngày càng tăng cao. Nghiên cứu mới của Đại học UCLA đã thống kê được có đến 83% người lao động gốc Á với trình độ học vấn cấp 2 hoặc thấp hơn đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở California, bang có số dân gốc Á lớn nhất ở Mỹ. Tỷ lệ này ở các bộ phận dân số còn lại chỉ là 37%. Có đến 2.300 người Mỹ gốc Á đã báo cáo về các vụ việc cho thấy định kiến phân biệt chủng tộc với người Mỹ gốc Á. 

UCLA cho biết, những người gốc Á đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch.

Ông Paul Ong, một người tham gia vào nghiên cứu, cho rằng bên ngoài tình hình khó khăn chung của các ngành dịch vụ, mọi người đang từ bỏ các cửa hàng có yếu tố châu Á vì thành kiến. 

Donald Mar, một nhà nghiên cứu khác cho rằng, nhiều người Mỹ gốc Á đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tình trạng thù ghét người gốc Á tăng vọt sau khi đại dịch xuất hiện và không có dấu hiệu dừng lại. Đã có 500 báo cáo về sự bắt nạt với những người gốc Á chỉ riêng từ tháng 6 đến giữa tháng 7.

Ông Russell Jeung, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học San Francisco State, cho biết, tình trạng phân biệt chủng tộc đạt đỉnh trùng với thời điểm mà Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên sử dụng những thuật ngữ gây tranh cãi "virus Trung Quốc" từ đầu tháng 3 và gọi Covid-19 là "kung flu". Dù không có mối liên hệ trực tiếp song dữ liệu cho thấy các vụ việc kiểu này "vẫn đang tăng".

Các chuyên gia cho rằng phát biểu của ông Trump là một phần nguyên nhân làm gia tăng kỳ thị. Tuy nhiên vẫn có những lý do khác như số người tử vong vì Covid-19 cao, sự căng thẳng của mối quan hệ Mỹ - Trung trước cuộc bầu cử tổng thống cũng đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh nước Mỹ hiện tại

Việc chính quyền các bang nhanh chóng mở cửa cũng tạo thêm cơ hội cho các vụ phân biệt chủng tộc. Các chuyên gia xã hội cũng như các lãnh đạo cộng đồng lo rằng trường học mở cửa trở lại, tình trạng bắt nạt học sinh gốc Á sẽ tăng vọt.

Giám đốc điều hành của A3PCON, Manjusha Julkarni, cho rằng sẽ có sự so sánh với việc người Hồi giáo, người Arab và người Nam Á ở Mỹ bị phân biệt đối xử sau vụ tấn công khủng bố 11/9.

Thanh Mai

Lịch chiếu phim Hà Nội ngày 2/8 đầy đủ nhất

Lịch chiếu phim Hà Nội ngày 2/8 đầy đủ nhất

Trân trọng gởi đến bạn đọc lịch chiếu phim tại Hà Nội ngày 2/8 ở tất cả các rạp.