Ấn Độ đang đứng ở ‘ngã ba đường’ trong mối quan hệ giữa Mỹ và Nga

Các nước phương Tây muốn New Delhi lên án hành động xâm lược Ukraina của Nga. Nhưng dường như Ấn Độ đang sử dụng cuộc khủng hoảng để nhấn mạnh rằng, họ sẽ tạo ra con đường của riêng mình trong chính sách đối ngoại.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đến Ấn Độ hôm thứ Sáu (1/4) để đàm phán với giới chức cấp cao của nước này trong bối cảnh Moscow đang bị cô lập do cuộc chiến ở Ukraina. Động thái được cho chuyên gia cho rằng là để đẩy nhanh việc xây dựng quan hệ đối tác với đối tác châu Á này.

Ông Lavrov đã có cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc ở Bắc Kinh trước khi đến Ấn Độ để gặp Thủ tướng Narendra Modi và Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar.

6fe37dac-14ff-4e73-96f0-8139f6f8.jpg
Ông Lavrov và Thủ tướng Ấn Độ Modi trong cuộc gặp mới đây.

Bộ trưởng Ngoại giao Jaishankar cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu rằng, các nhà lãnh đạo hai nước sẽ có các cuộc thảo luận chi tiết về "môi trường quốc tế khó khăn đang diễn ra".

Ông nói: “Như các bạn đã biết, Ấn Độ luôn ủng hộ việc giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng đối thoại và ngoại giao”.

Kể từ khi Nga tấn công Ukraina, Ấn Độ đã tỏ rõ dấu hiệu thắt chặt ngoại giao với nước này bằng cách từ chối lên án các hành động của Nga, đồng thời kêu gọi "giảm leo thang" xung đột. Ấn Độ cũng duy trì quan hệ thương mại với Nga như trước khi chiến tranh nổ ra.

Ấn Độ và Nga gần đây đã đưa ra kế hoạch để Ấn Độ thanh toán các khoản mua dầu chiết khấu của Nga bằng đồng rupee và đồng rub do các ngân hàng Nga đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la Mỹ và đồng euro.

Kế hoạch này, nhằm tránh né các lệnh trừng phạt của phương Tây một cách hiệu quả, được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Lavrov. Các quan chức ngân hàng Nga có thể đến thăm Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận chi tiết, Bloomberg đưa tin.

Tuy nhiên, quan trọng hơn dầu là khả năng phòng thủ. Ấn Độ cũng phụ thuộc nhiều vào Nga trong việc mua vũ khí và nước này đã nhập khẩu 46% vũ khí từ Nga trong giai đoạn 2017-21, theo tổ chức quốc phòng SIRPI của Thụy Điển.

Tại sao phương Tây muốn Ấn Độ đứng về phía mình

Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh tỏ ra thận trọng khi chỉ trích Ấn Độ không cùng phương Tây cắt đứt quan hệ với Nga để đáp trả cuộc chiến Ukraina.

_123958787_hi074988936.jpg
Mỹ muốn Ấn Độ đứng về phía phương Tây lên án Nga về cuộc chiến ở Ukraina.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo nói với báo chí ở Washington vào đầu tuần này rằng, đã đến lúc Ấn Độ "đứng về phía bên phải của lịch sử, đứng cùng với Mỹ và hàng chục quốc gia khác ... vì tự do, dân chủ và chủ quyền với người Ukraina, chứ không phải tài trợ, tiếp sức và hỗ trợ cho cuộc chiến của Tổng thống Putin".

Tại sao Ấn Độ miễn cưỡng chỉ trích Nga?

Meera Shankar, cựu đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, cho rằng, quan điểm của Ấn Độ về Nga khác với quan điểm của Mỹ và nó dựa trên "kinh nghiệm lịch sử và môi trường địa chính trị".

Shankar nói: “Mặc dù Mỹ muốn chúng tôi phù hợp hơn với quan điểm của họ về Ukraina, nhưng họ hiểu rằng có một bối cảnh lịch sử khác đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga”.

"Chúng tôi đã thúc giục một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraina và nhấn mạnh rằng, con đường phía trước chỉ có thể được tìm thấy thông qua đối thoại và đàm phán. Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải tránh đẩy Nga vào chân tường, nỗ lực ngăn chặn giao tranh và tìm kiếm một giải pháp hòa bình để tiến bộ", nhà cựu ngoại giao nói thêm.

Chuyến đi của ông Lavrov tới Ấn Độ cũng trùng với chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh Liz Truss và phó Cố vấn an ninh Mỹ, đồng thời là kiến ​​trúc sư về lệnh trừng phạt Nga, Daleep Singh.

Một cuộc trao đổi giữa Jaishankar và người đồng cấp Truss hôm thứ Năm đã làm nổi bật lên sự khác biệt giữa New Delhi và phương Tây về các lệnh trừng phạt.

Mặc dù Ngoại trưởng Truss nói rằng, Vương quốc Anh sẽ “không rao giảng” cho người Ấn Độ cách ứng phó với cuộc chiến của Nga, nhưng bà coi cuộc xung đột như một cuộc đụng độ giữa các nền dân chủ và chủ nghĩa độc tài.

“Cuộc khủng hoảng Ukraina nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia cùng chí hướng làm việc cùng nhau’, bà Truss nói.

Trong khi đó Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar nói rằng, áp lực buộc Ấn Độ tham gia vào các lệnh trừng phạt giống như một "chiến dịch" chống lại việc Ấn Độ mua dầu giảm giá của Nga và chỉ ra rằng, châu Âu trước chiến tranh mua các sản phẩm dầu mỏ từ Nga nhiều hơn so với Ấn Độ.

Ấn Độ mua dầu giá rẻ của Nga

Ấn Độ là nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới khi nhập đến 85% nhu cầu. Phần lớn dầu đến từ Iraq và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, với việc dầu thô Urals của Nga đang bán giảm giá mạnh do các lệnh trừng phạt thì Ấn Độ đang chuyển hướng.

64r3pmivtnjujnnwdtd6z7h2bu.jpg
Ấn Độ đã mua 13 triệu thùng dầu giá rẻ của Nga.

Kể từ khi Nga mở cuộc tấn công vào Ukraina bắt đầu vào ngày 24/2, Ấn Độ đã mua ít nhất 13 triệu thùng dầu từ nước này.

Số lượng 13 triệu thùng này mặc dù chỉ đủ cho khoảng 3 ngày tiêu thụ trung bình của Ấn Độ và chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu của Ấn Độ, nhưng việc New Delhi sẵn sàng tiếp tục mua từ Nga được coi là đi ngược lại với các nước phương Tây.

Do hầu hết các ngân hàng Nga đã bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, chính phủ Ấn Độ thực hiện các bước cho phép các ngân hàng nhà nước thiết lập hệ thống giao dịch đồng rupee-rub để thanh toán cho dầu và điều này là một bước đi xa so với phương Tây.

Tuy nhiên, Mỹ đã không lên án việc mua dầu của Ấn Độ một cách công khai. Kiến trúc sư về các biện pháp trừng phạt của Mỹ, ông Singh, hôm thứ Năm tại New Delhi cho biết Washington "sẵn sàng giúp Ấn Độ đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình”

“Hiện tại không có lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga… các bạn đừng đặt ra ranh giới đỏ”, ông Singh nói thêm.

Mối quan hệ chiến lược của Ấn Độ với Mỹ có bị nghi ngờ?

Happymon Jacob, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, nói: “Washington đã và đang gửi đi những tín hiệu trái chiều về những gì họ nghĩ về việc Ấn Độ trong việc nước này không muốn lên án Nga và quyết định tiếp tục dính liếu tới Nga.

cropped-16484770232022-02-11t035.jpg
Mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ có thực sự mặn nồng?

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cho biết phản ứng của Ấn Độ đối với cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine là "hơi run".

TT Biden đã so sánh Ấn Độ với các thành viên khác của cái gọi là "Bộ tứ" (Quad) - một nhóm gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - được coi là thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại các lợi ích của Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Ấn Độ đã không lên án cuộc xâm lược của Nga như các thành viên Quad khác đã làm.

"Đối với Nhóm Quad, tôi nghĩ rằng nếu Ấn Độ đứng cùng với các nước khác, thì nó sẽ tăng cường vô hạn mối quan hệ đối tác", nhà nghiên cứu Radha Kumar.

Tuy nhiên, cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ Deepa Wadhwa thì cho rằng, mối quan hệ của Ấn Độ với Nga có thể sẽ không ảnh hưởng đến nhóm Quad về lâu dài.

"Bộ tứ dường như đang đi đúng hướng với một hội nghị thượng đỉnh thực tế sẽ diễn ra tại Tokyo vào mùa hè này. Cam kết của Mỹ dường như cũng không thay đổi như thể hiện rõ ràng từ các đề xuất ngân sách gần đây cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác được xác định bởi các đối tác của Bộ tứ", Wadhwa nói.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương