Ăn tết Ta nói chuyện Tết Tây

Nếu Tết ta cũng lành mạnh, giản đơn, lấy gia đình làm trung tâm thì một năm ăn vài ba lần Tết cũng chả sao.

Mấy năm trở lại đây, mỗi dịp Năm mới, mọi người lại bàn cãi tưng bừng về chuyện ăn Tết nào - Tây hay Ta? Tụi mình ở xa, ăn tuốt tuột. “Tết” được tính từ Lễ Tạ ơn, cuối tháng 11. Sau đó là Giáng Sinh, rồi Năm mới. Đến hết Chinese New Year (Tết âm lịch) thì Năm mới được xem là CŨ.

Tết ở bên này đơn giản. Chỉ là dịp nghỉ ngơi, gia đình sum họp hoặc tụ tập bạn bè.

Ăn tết Ta nói chuyện Tết Tây

Người ta không đợi Tết để đi biếu nhau kiểu “đền ơn, đáp nghĩa”. Nếu có tặng quà cho nhau trong dịp Giáng sinh cũng chỉ làm trong phạm vi gia đình hoặc nhóm bạn bè thân thiết. Cha mẹ, vợ chồng, con cái, bằng cách này hay cách khác đều biết người thân thích gì và tặng nhau những món quà thiết thực, ít mang tính phô trương.

Người ta không đợi Tết để rồng rắn kéo nhau từ nhà nọ sang nhà kia, ép nhau nâng ly để chứng tỏ độ thân tình. Mâm cơm ề hề nhà nào cũng copy nguyên một thực đơn.

Người ta không đợi Tết để cầu tài, cầu Lộc. Không bỏ cả tháng trời rong ruổi khắp đền nọ chùa kia, rập đầu khấn vái. Chốn công quyền vắng như chùa bà Đanh đến tận Giêng Hai.

Ăn tết Ta nói chuyện Tết Tây

Tết ở đây, ngay sau ngày đầu tiên của năm, mọi việc quay về guồng cũ. Ai thích du lịch, vui chơi thì trừ vào phép.

Tết ở đây không cúng cơm từ lúc sang canh cho đến tận hoá vàng. Nhưng các cụ cũng không vì thế mà quở trách cháu con.

Ngày hai ba tháng chạp, các ông Táo Tây không cần cưỡi cá chép đi chầu. Nhưng bếp của mỗi nhà cũng vẫn quanh năm ấm lửa.

Nếu Tết ta cũng lành mạnh, giản đơn, lấy gia đình làm trung tâm thì một năm ăn vài ba lần Tết cũng chả sao.

Thanh Chung

Trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng

Trẻ dưới 12 tháng tuổi mắc COVID-19 có nguy cơ cao diễn tiến nặng

Bộ Y tế vừa có quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Trong đó có trẻ em dưới 12 tháng tuổi, đối tượng có nguy cơ diễn biến nặng khi nhiễm COVID-19.