Báo động vi khuẩn ăn thịt người Whitmore đang gia tăng số bệnh nhân

Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhanh với tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp. Đã có thêm 3 trường hợp tại Nghệ An nhiễm Whitmore.

Tại Nghệ An, hai cháu Hoàng Văn Cao 10 tuổi và Nguyễn Công Hào 11 tuổi bị áp xe viêm tuyến nước bọt màng tai, kết quả cấy máu dương tính Whitmore. Hai cháu đang được theo dõi và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Whitmore được tìm thấy ở 3 cậu bé tại Nghệ An
Whitmore được tìm thấy ở 3 cậu bé tại Nghệ An

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, khoa Tai Mũi họng, cho biết hai tháng nay, bệnh viện đã phát hiện và điều trị cho 3 trường hợp mắc Melioidosis còn gọi là Whitmore. Trước đó, bệnh nhân Nghiêm Thanh Tuấn 14 tuổi ở Hà Tĩnh cũng phát hiện dương tính với vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei, điều trị 50 ngày, vừa được xuất viện.

Đầu tháng 9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cũng tiếp nhận ông Đặng Xuân Hà, 61 tuổi, vào viện do sốt cao, hai ngón chân phải có khối áp xe sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi. Trong quá trình điều trị tại khoa Nội tiết bệnh nhân có diễn biến nặng dần như sốt cao, rét run, huyết áp tụt. Sau đó, các bác sĩ chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle.

Vi khuẩn whitmore được phát hiện tại cơ thể ông Hà, chân bị loét  là vị trí để vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể. Ảnh: Song Hào.
Vi khuẩn whitmore được phát hiện tại cơ thể ông Hà, chân bị loét  là vị trí để vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể. Ảnh: Song Hào.

Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp nhưng đáp ứng chậm, tình trạng nhiễm trùng nặng, được chuyển lên tuyến trên điều trị.

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tháng qua ghi nhận 12 ca bệnh. Từ đầu năm đến nay là 20 ca, trong đó 4 người tử vong.

Tại hội nghị bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 8 tổ chức tại Philippines mới đây, tiến sĩ Direk Limmathurotsakul đã sử dụng các thuật toán khoa học để dự báo về sự phân bố của vi khuẩn Whitmore ở các lục địa và dự đoán số lượng người nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Theo đó, bệnh Whitmore có mặt ở 80 quốc gia. Hàng năm có khoảng 165.000 người nhiễm bệnh và bệnh cướp đi sinh mạng của 89.000 người. Dự báo, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.400 ca nhiễm bệnh và khoảng 4.700 ca tử vong. Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Cận cảnh lỗ khoét do virus Whitmore gây ra.
Cận cảnh lỗ khoét do virus Whitmore gây ra.

Các loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong đất, trong các cánh đồng lúa, và các vùng nước tù đọng trong khu vực. Người nhiễm bệnh thường do tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da, có thể gặp do hít phải bụi nhiễm vi khuẩn. Nhiễm trùng thường xảy ra trong mùa mưa, chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 11.

Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện. Việc chẩn đoán Melioidosis được thực hiện dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, mủ, nước tiểu, đờm, hoặc tại phần da bị tổn thương. 

Hình ảnh khớp gối phải của bệnh nhân sưng to. Ảnh: Mai Thanh
Hình ảnh khớp gối phải của bệnh nhân sưng to. Ảnh: Mai Thanh

Điều trị bệnh Whitmore hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2-4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Tỷ lệ tử vong trên 40%.

Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong cao.

  Người nông dân ở Thái Nguyên mắc bệnh Whitmore sau khi bị bừa đâm vào đùi 10 ngày, vết thương chảy mủ, hình thành ổ áp xe.

Người nông dân ở Thái Nguyên mắc bệnh Whitmore sau khi bị bừa đâm vào đùi 10 ngày, vết thương chảy mủ, hình thành ổ áp xe.


Bệnh Whitmore (hay Melioidosis) là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei thường được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn ô nhiễm (như hít phải bụi nhiễm vi khuẩn hay khi tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da).Như vậy, cùng với cảnh báo từ Bệnh viện Bạch Mai, thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore đang được phát hiện tại các địa phương khác.

Bệnh Whitmore không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ nhầm với nhiều bệnh khác. Bệnh có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm khuẩn trên da, viêm mủ tuyến nước bọt mang tai, viêm phổi, áp xe ở lách và thận… Vi khuẩn có thể vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Chẩn đoán chính xác bệnh phải dựa trên các xét nghiệm phân lập và định danh vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm máu, mủ, đờm, nước tiểu, hoặc dịch não tủy.ThS.BS Nguyễn Thị Mai Huyền, Phó Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới khuyến cáo: bệnh nhân không được chủ quan với bệnh Whitmore ở tất cả các bệnh nhân có tổn thương đa ổ áp xe, có vết thương nhiễm bẩn. Đặc biệt ở các khu đầm lầy, đồng ruộng, trên các đối tượng nguy cơ như người làm nông nghiệp, trồng rừng, người bệnh đái tháo đường…

 

Minh An (t/h)

Tất tần tật về nốt ruồi trên cơ thể mà bạn nên biết để tránh bệnh ung thư da

Tất tần tật về nốt ruồi trên cơ thể mà bạn nên biết để tránh bệnh ung thư da

Nốt ruồi là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo điều bất thường có thể xảy ra trên da như ung thư da.