Nguy cơ mắc bệnh ung thư máu tăng lên nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh này

Trong việc xác định nguy cơ phát triển của bệnh ung thư máu, yếu tố đầu tiên có thể tính đến là người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân.

Một nghiên cứu được công bố trên Blood mới đây cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy những người có cha mẹ, anh chị em hoặc con cái mắc phải căn bệnh ung thư máu, khả năng các thành viên trong gia đình được chuẩn đoán mắc bệnh này cũng cao hơn bình thường. Việc này giúp các nhà nghiên cứu phát hiện nguyên nhân và khả năng di truyền tiềm ẩn của bệnh ung thư máu, theo Thehealthside.

Mối liên kết huyết thống chiếm 4,1% trong tất cả các trường hợp chuẩn đoán ung thư máu. Con số này được đánh giá là cao hơn ung thư hệ thần kinh, ung thư thận và tuyến tụy. Bên cạnh đó, yếu tố gia đình liên quan đến bệnh ung thư vú, đại trực tràng và tuyến tiền liệt cao hơn, dao động từ 8% đến 15%.

Những rủi ro lớn nhất đã được phát hiện là lymphoma (một nhóm các dạng ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào, một dạng bạch cầu), trong đó có bệnh lymphoma Hodgkin (HL), u  lympho và các bệnh suy giảm miễn dịch. Nguy cơ tiềm ẩn từ gia đình cũng được ghi nhận đối với bệnh đa hồng cầu, suy tủy và tăng tiểu cầu thiết yếu.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư máu tăng lên nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh này

Hiện tại chưa có giải pháp trị dứt điểm căn bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, theo chuẩn đoán và phân loại loạn sinh tủy của Tổ chức Y tế Thế Giới được sửa đổi, cập nhật năm 2016 về bệnh u tủy và bạch cầu cấp tính, nó đã công nhận yếu tố gia đình là thành phần quan trọng để xác định các tập hợp con của bệnh ung thư máu. Bản sửa đổi này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiến hành các kiểm tra lâm sàng cũng như kiến thức cơ bản về những yếu tố gia đình.

Yếu tố gia đình và ung thư máu

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 16 triệu người trên Cơ sở dữ liệu Ung thư gia đình Thụy Điển, trong đó có 153.115 bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu và 391.131 người liên quan đến huyết thống trực hệ. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu củng cố lập luận rằng yếu tố gia đình, cụ thể là huyết thống trực hệ có mối quan hệ mật thiết với tất cả các loại ung thư máu.

Đối với bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL), nguy cơ mắc bệnh của các thành viên trong gia đình phụ thuộc vào độ tuổi và số lượng người mang huyết thống trực hệ. Đối với ung thư hạch không Hodgkin, HL và CLL, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người có anh chị em mắc bệnh. Nhìn chung, nguy cơ gia đình rõ rệt hơn khi người thân được chẩn đoán mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn.

Một vài lời khuyên hữu ích

Hiện tượng thiếu máu làm cơ thể thường xuyên mệt mỏi, do đó bạn nên duy trì giấc ngủ trưa ngắn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nên ngủ quá lâu, vì nó có thể cản trở giấc ngủ vào ban đêm. Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, uống nhiều nước và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm, đó có thể là trường hợp ngay cả trong quá trình điều trị. Việc giữ thái độ tích cực, lạc quan không chỉ giúp bạn giảm bớt căng thẳng tinh thần mà còn hỗ trợ phục hồi bệnh. Khi nhận thấy các triệu chứng trầm cảm, rối loạn tinh thần, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Trong quá trình điều trị, ăn đa đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein. Uống nhiều nước để duy trì nhiệt độ cơ thể, cải thiện và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Không nên ăn 3 bữa một ngày, thay vào đó chia nhỏ các bữa ăn của bạn, ăn ít nhưng ăn thường xuyên. Lưu ý, nếu cảm giác chán ăn kéo dài nhiều ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Tránh xa các vật sắc nhọn để bảo vệ da của bạn khỏi các vết trầy xước không mong muốn. Dùng các dụng cụ cạo râu điện để cạo râu, chăm sóc móng tay chân đúng cách, sử dụng bàn chải đánh răng với lông mềm, tránh dùng tăm xỉa răng hoặc chỉ nha khoa… Đồng thời, khi bị chảy máu bất thường hoặc bất kỳ các vết bầm tím, nước tiểu, phân lẫn máu, các đốm đỏ nhỏ trên da, bạn cũng cần gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa táo bón bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.

Nếu không chú ý, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do phóng xạ và các loại thuốc hóa trị khác nhau. Vì vậy, bạn cần cố gắng tránh ăn sữa và các sản phẩm sữa vì chúng làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Tránh xa các thực phẩm có thể kích hoạt khí hư  hoặc axit như trái cây khô, ngũ cốc giàu chất xơ, bỏng ngô, các loại hạt, ngô và đậu khô. Tăng lượng nước uống và các chất lỏng khác như súp và nước trái cây để ngăn ngừa mất nước.

Đừng quên rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh hoặc khi ăn uống. Ngoài ra, tắm rửa mỗi ngày, tránh chạm vào mắt hoặc mũi khi chưa rửa tay đúng cách. Luôn giữ cho miệng và môi ẩm, sạch. Nếu cảm thấy khô miệng, hãy ăn những thực phẩm mềm, xay nhuyễn giúp bạn dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Nhớ uống nước thường xuyên.

THÙY TRANG

theo Tin 24h

Những trái cây ngừa bệnh ung thư hiệu quả

Những trái cây ngừa bệnh ung thư hiệu quả

Trái cây tươi là thực phẩm giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, rất tốt cho sức khỏe con người...