Bất ngờ về nguồn gốc bức tranh “Đi đâu đấy? Sao lại về” gây sốt thời gian qua

Những ngày vừa qua, bức ảnh "Đi đâu đấy? Sao về rồi" gây xôn xao cộng đồng mạng Việt Nam

Ít người biết rằng, bức tranh “Đi đâu đấy? Sao lại về?” gây sốt suốt thời gian qua có nguồn gốc từ một bức tranh của hoạ sĩ da đỏ người Mỹ Ricardo Cate. 

Ricardo Cate là hoạ sĩ người Kewa, vùng  Santo Domingo Pueblo, New Mexico, Mỹ.  Ông hiện là hoạ sĩ biếm hoạ cho chuyên mục Withour Reservarions của tờ báo ngày Santa Fe New Mexican. Điểm đặc biệt là Ricardo là hoạ sĩ da đỏ duy nhất nước Mỹ đang làm việc ở một tờ báo chính thống. 

Ricardo là hoạ sĩ da đỏ duy nhất ở 1 tờ báo chính thống nước Mỹ. 
Ricardo là hoạ sĩ da đỏ duy nhất ở 1 tờ báo chính thống nước Mỹ. 

Nếu quan sát kỹ, bức tranh gây sốt ở Việt Nam là hình ảnh 2 người da đỏ với cái mũ đặc trưng. Chú da đỏ cũng là nhân vật chủ đạo trong các tác phẩm của Ricardo. 

Nếu không hài hước chẳng nhẽ suốt ngày chúng tôi khóc?

Ricardo lớn lên giữa những người da đỏ, nhưng đồng thời anh cũng thấm thía nền văn hoá bản địa của mình đang dần bị thống trị bởi văn hoá ngoại lai. “Điều đó chẳng dễ thích nghi chút nào”, ông bố 3 con lo lắng. 

Ricardo mang những lo lắng ấy vào tác phẩm.

Năm 10 tuổi, Ricardo bắt đầu học vẽ từ việc theo chân bố đi bán tranh. Tuổi thơ ngập tràn màu sắc với những điệu nhảy truyền thống, những lễ hội đã tạo nên một Ricardo Cate với phong cách khác hẳn các cây bút khác. 

“Người ta thường cười nhạo chúng tôi. Tôi chẳng nhận được sự tôn trọng nào. Nếu chúng tôi không hài hước, chúng tôi sẽ chỉ khóc suốt thôi”. Đó là lý do Ricardo chọn góc nhìn châm biếm cho các tác phẩm của mình. 

Mỗi bộ lạc có một phong cách riêng và Ricardo chọn hình ảnh đặc trưng bộ tộc mình làm nhân vật xuyên suốt trong các bức tranh. Đó là một nhân vật trào phúng vẫn tồn tại trong các câu chuyện truyền miệng và việc của Ricardo là vẽ nhân vật đó ra giấy. Và hình ảnh chú da đỏ có cái mũ đặc trưng ra đời trên báo chí chính thống. 

“Ai cũng có gen hài hước cả. Và gen hài hước của chúng tôi rất độc đáo. Tôi muốn thông qua đó để nói về văn hoá chúng tôi”, Ricardo nói. 

Sự lựa chọn đó nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng. Ricardo chia sẻ tác phẩm của mình lên mạng XH và những bức tranh lan toả rộng rãi. 

Không phải không có dị nghị. Nhân vật của Ricardo thường có 1 người da đỏ đối đáp với 1 người da trắng cao lớn và điều đó khiến 1 số người xem nhạy cảm không hài lòng. Họ cho rằng các tác phẩm của Ricardo lệch lạc.

Nhưng Ricardo không nghĩ vậy, anh không muốn những bức tranh chỉ là cuộc trò chuyện giữa những người da đỏ, anh muốn mở rộng không gian. 

“Anh ấy đã hài hước hoá cuộc sống của người da đỏ, chúng tôi phải cười khi bị quân đội xua đuổi và mọi thứ tồi tệ xảy ra với chúng tôi”, Larry Cesspooc Ute - 1 nhà làm phim bản địa nhận xét.

Còn chính Ricardo thì mỉa mai: “Có người bảo truyện của tôi lệch lạc, nhưng họ làm như sách vở ở cái nước Mỹ này viết về người bản địa đúng đắn lắm. Họ không chấp nhận góc nhìn một người da đỏ như tôi sống ở đây, chả khác gì tôi không chấp nhận góc nhìn con mèo Garfiled ở nước Mỹ ấy”. 

Bản gốc bức vẽ viral nhiều ngày nay của tác giả Ricardo. Trong đó bà mẹ hỏi:
Bản gốc bức vẽ viral nhiều ngày nay của tác giả Ricardo. Trong đó bà mẹ hỏi: "Vậy con đã học gì ở trường hôm nay?", và cậu con trai trả lời: "Học chưa đủ đâu ạ. Họ vẫn muốn con trở lại vào ngày mai".

Mơ ước mỗi đứa trẻ da đỏ đều được học đầy đủ 

Ricardo giữ mục tranh biếm hoạ ở Santa Fe New Mexican từ năm 2006. Đó là một vị trí hiếm hoi mà một người da đỏ đạt được. 

Năm đó anh mang hồ sơ đến Santa Fe New Mecican xin một chân biên tập và bị từ chối. Anh liền hỏi họ có cần hoạ sĩ không, vì anh có mang theo một vài bức tranh. Những nhà tuyển dụng thoạt đầu không hào hứng gì nhưng sau 10 phút xem tranh, anh được nhận. 

Thời điểm ban đầu, mỗi ngày anh phải đi tàu hoả từ nhà ở Kewa Pueblo đến nơi làm việc. Nhưng anh không thể chuyển nhà, vì anh còn nhận nhiệm vụ dạy học cho những đứa trẻ ở Kewa Pueblo. 

Sau này, anh mua được một cái xe. Ngoài lái xe đi làm, anh đưa đón lũ trẻ đi học, đưa chúng đi xem các triển lãm, đi chơi. Anh làm việc này miễn phí, hoặc chỉ lấy tiền tượng trưng. 

Khi các tác phẩm của anh trên mục Without Reservarions có tiếng vang, anh tập hợp in thành sách bằng tiền túi. Thậm chí, những bức tranh của anh bị mang ra chế ở nhiều nơi, trở thành meme trên mạng xã hội mà ông chủ còn không hề nhận được tiền bản quyền.

"Một ngày nào đó, con trai ạ, chẳng cái gì trong số này thuộc về chúng ta" - một bức tranh châm biếm và cay đắng về sự mất mát của người da đỏ

Nhưng vị hoạ sĩ vẫn tiếp tục in sách, vì anh cần màn câu chuyện của người da đỏ đến công chúng lớn hơn.

Bù lại, anh làm mọi việc có thể để kiếm tiền: vẽ tranh, làm phim, viết kịch bản...

Nhưng thời gian dành cho cộng đồng da đỏ của anh không hề giảm sút. Anh nói bộ tộc đó là gia đình mình. 

Ricardo vẫn vẽ tranh liên tục. Anh mong muốn sẽ lập quỹ học bổng mang tên người cha của mình Juan Cate. Quỹ sẽ hỗ trợ những đứa trẻ bản địa được đi học đầy đủ. 

Ricardo Cate cũng vẽ nhiều tranh biếm hoạ nhiều chủ đề, như tranh về cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung. Nhưng những bức tranh người da đỏ của anh vẫn nổi tiếng nhất. 

Năm 2018, anh tổ chức một triển lãm những bức biếm hoạ của mình.

Bức tranh hai mẹ con người da đỏ được nghệ sĩ  người Philippines Chino de Chavez tạo ra phiên bản 3D và phiên bản này được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội - trong đó có Việt Nam. 

MN

Họa sĩ Lê Thiết Cương cùng nhóm G39 tổ chức triển lãm 'Tái Chế' ghi dấu 14 năm hoạt động

Họa sĩ Lê Thiết Cương cùng nhóm G39 tổ chức triển lãm "Tái Chế" ghi dấu 14 năm hoạt động

Ngày 16/11/2019 họa sĩ Lê Thiết Cương cùng nhóm G39 sẽ tổ chức một triển lãm có tên gọi "Tái Chế" ghi dấu 14 năm hoạt động nghệ thuật phi lợi nhuận