Bé gái 14 tuổi bị bỏng toàn bộ khuôn mặt vì xông lá thuốc phòng Covid-19

Bé được bác sĩ trợ thở bằng máy, truyền dịch nuôi ăn, khống chế nhiễm trùng từ các vết bỏng bằng kháng sinh mạnh.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), khoa Cấp cứu tại bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhi T.L.N.P (14 tuổi, ngụ Đồng Nai) bị bỏng nặng vì xông lá thuốc.

Trước đó, bé được Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chuyển đến cấp cứu trong tình trạng bỏng nước sôi nặng vùng đầu, mặt, cổ. Các bác sĩ đã trợ thở cho bé bằng máy, truyền dịch nuôi ăn, khống chế nhiễm trùng từ các vết bỏng bằng kháng sinh mạnh nhưng dự hậu có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt từ các sẹo dính về sau.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng, trẻ có tiền sử động kinh, sốt co giật hay người có dị ứng với tinh dầu. Đối với trẻ có bệnh lý nền cần tuân thủ theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Việc xông lá thuốc, tinh dầu chỉ giúp làm dịu triệu chứng hô hấp, thần kinh, giảm đau nhức nhưng không thể giúp ngăn ngừa hay chữa khỏi bệnh Covid-19.

Thanh Mai

Nhìn lại chặng đường 2 năm sống chung với ‘zero COVID-19’ của Trung Quốc

Nhìn lại chặng đường 2 năm sống chung với ‘zero COVID-19’ của Trung Quốc

Từ thương nhân đến các chuyên gia và học sinh, quy định phòng dịch cứng rắn vẫn được áp dụng trên khắp Trung Quốc suốt 2 năm qua.