Bệnh nhân nhập viện tăng cao do ô nhiễm không khí và sương mù

Tình trạng ô nhiễm không khí và sương mù gây tác động không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.

Hà Nội tiếp tục rơi vào tình trạng sương mù phủ kín, ô nhiễm không khí bao quanh khiến các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều người cho biết cảm thấy ngột ngạt và khó thở khi ra đường.

Bệnh nhân nhập viện tăng cao do ô nhiễm không khí và sương mù

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện bệnh viện đang ghi nhận rất nhiều trường hợp nhi nhập viện, chủ yếu là bệnh về cúm, hô hấp, tăng 10 – 20% so với trước, trung bình mỗi tối có khoảng 500 trẻ vào khám.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, các bác sĩ cũng thông tin về việc bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp cúm và đột quỵ. BS chuyên khoa II Phạm Thị Như Hoa cho biết đây là thời điểm cúm A tăng mạnh, có những ngày cao điểm bệnh viện có đến 200 bệnh nhân nhất là trẻ em liên quan đến bệnh hô hấp.

Với tình hình thời tiết thay đổi, nhiệt độ không ổn định, độ ẩm cao, virus cúm dễ dàng phát triển và gây bệnh. Kết hợp với đó là ô nhiễm không khí, điều kiện giao thông cũng kéo theo nhiều vấn đề và nguy cơ lây lan bệnh. Bệnh nhân cúm được dự đoán có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, đặc biệt là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Trưởng Đơn nguyên Đột Quỵ, Bệnh viện Thanh Nhàn, TS.BS Nguyễn thế Anh, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng cao, đa phần liên quan đến thời tiết. Đó là do độ ẩm cao, trời lạnh, đặc biệt vào mùa đông cơ thể được kích thích tăng chất là thay đổi co mạch trong mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm gây nên các bệnh lý hô hấp. Người dân bị ho nhiều, tăng khả năng bị nhiễm trùng. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây đột quỵ.

Bác sĩ Thế Anh lưu ý đột quỵ hay xảy ra vào mùa đông đối với các trường hợp như đang trong chăn ấm bước đột ngột ra ngoài, đi vệ sinh hoặc tập thể dục ngay sau khi thức dậy vào sáng sớm. Khi đó, cơ thể đang ấm gặp lạnh đột ngột, không kịp thích nghi, làm co mạch, dễ dẫn đến đột quỵ.

Trước thực trạng này, các chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế ra đường đặc biệt là sáng sớm, sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng. Người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân như rửa mũi, xúc miệng bằng nước muối sinh lý, rửa mắt trước khi đi ngủ. Khi tiếp xúc với nhiều người nên đeo khẩu trang.

Đối với các bệnh lý cấp tính như sốt, viêm họng, viêm mũi, phế quản, tim mạch, mọi người cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất. 

Thanh Mai

Nữ ca sĩ Singapore tự vẫn sau thời gian dài mắc bệnh trầm cảm

Nữ ca sĩ Singapore tự vẫn sau thời gian dài mắc bệnh trầm cảm

Trước khi kết liễu cuộc đời tại nhà riêng vào ngày 22/12, Samantha Lee từng có thời gian “vật lộn” với căn bệnh trầm cảm.