Bệnh viện tư nhân TP.HCM có được thu phí điều trị COVID-19?

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản gửi Thủ tướng, về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị COVID-19.

Theo đó, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP.HCM huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt công tác điều trị để giảm bớt áp lực cho các cơ sở y tế công lập.

Tính đến nay có khoảng 10 bệnh viện tư nhân tại TP.HCM tham gia điều trị cho cả ngàn bệnh nhân mắc COVID-19. Theo khảo sát, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, cũng như định mức sử dụng, chi phí điều trị bệnh nhân COVID-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt.

dsc_7766.jpg

Dẫn đến việc ngân sách nhà nước chi trả theo chi phí thực tế phát sinh điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân gặp vướng mắc.

Cụ thể, nếu chi trả theo mức chi phí phát sinh như tại cơ sở y tế công lập thì cơ sở y tế tư nhân không thể duy trì được. 

Chi trả theo mức chi phí thực tế phát sinh tại cơ sở y tế tư nhân sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực và cũng không có cơ sở để thực hiện. Bởi cùng sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho công tác điều trị nhưng chi phí khác nhau giữa cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế tư nhân.

Báo cáo của các cơ sở y tế tư nhân cho thấy hiện có rất nhiều bệnh nhân có điều kiện chi trả và sẵn sàng chi trả chi phí điều trị COVID-19 để được điều trị theo yêu cầu. Các cơ sở y tế đề nghị cho phép cơ sở y tế tư nhân được thu giá dịch vụ khám và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Từ thực tế này, UBND TP.HCM đã có công văn gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính đề nghị hướng dẫn chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19.

Để giải quyết kinh phí điều trị bệnh nhân COVID-19, đảm bảo nguồn lực để các cơ sở y tế tư nhân tiếp tục công tác điều trị, giảm áp lực cho hệ thống y tế công lập, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương thực hiện ý kiến của Bộ Tài chính; sớm tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo Bộ Y tế, thời gian qua, do tình hình khan hiếm vaccine nói chung, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vaccine cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vaccine sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vaccine công nghệ vector virus với vaccine mRNA, hoặc tiêm 2 loại vaccine mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...

Sau khi họp Hội đồng tư vấn chuyên môn Bộ y tế quyết định trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vaccine COVID-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2, thì có thể sử dụng vaccine khác để tiêm.

Cụ thể, nếu tiêm mũi 1 là vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer hoặc vaccine Moderna. Hoặc nếu tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna thì có thể tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer và ngược lại.

HẢI MY