Bếp hợp phong thủy, tài vận ào ào kéo đến

Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp là trái tim của cả căn nhà, nơi khởi tạo ra nguồn năng lượng hỏa, có thể tiêu diệt các năng lượng tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu không đặt bếp đúng vị trí phù hợp với phong thủy chung của ngôi nhà, thì năng lượng, sinh khí cũng như vượng khí của ngôi nhà sẽ bị phá hủy. 

Những chất liệu và vật dụng kiêng kỵ trong phong thủy bếp

Theo quan niệm Ngũ hành, phong thủy nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa. Đặc điểm của Hỏa là mang lại năng lượng tích cực, tiêu biểu như ánh sáng, hạnh phúc hoặc cảm xúc mạnh mẽ, sự bùng nổ và bạo tàn. Mặt trái của Hỏa là tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh. Chính vì thế, nếu bếp mang tính Hỏa quá mạnh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hòa khí gia đình. 

Không ít người ưa thích việc trang trí bếp bằng tranh ảnh, cây cối, nội thất bằng gỗ... Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc này có thể làm tăng ngũ hành Hỏa quá mức, vô tình tạo điều kiện cho các cuộc cãi vả, sứt mẻ tình cảm, rạn nút mối quan hệ trong gia đình. 

Theo mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, Hỏa được sinh ra do Mộc. Hãy nhớ kỹ câu này: "Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ", không nên sử dụng quá nhiều vật dụng, nội thất bếp có chất liệu gỗ để làm tăng tính Hỏa. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác nhau để vượng hòa khí, kìm hãm sự bộc phát của Hỏa.

Sử dụng quá nhiều vật liệu bằng gỗ sẽ làm tăng tính Hỏa trong phong thủy bếp. 
Sử dụng quá nhiều vật liệu bằng gỗ sẽ làm tăng tính Hỏa trong phong thủy bếp. 

Mặt khác, theo mối quan hệ tương khắc trong Ngũ hành, Hỏa còn khắc Thủy. Vậy nên các vật dụng liên quan đến "nước" như bồn rửa, tủ lạnh, máy giặt cũng cần phải sắp xếp sao cho phù hợp. Cụ thể, bếp không nên bị kẹp giữa các vật dụng này, quanh bếp không nên xây đường nước, cống, rãnh...

Hướng đặt nhà bếp theo phong thủy bếp

Theo "Bát trạch minh kính" - bộ sách cổ rất nổi tiếng về phong thủy: "bếp đặt lên mệnh Mộc hướng dữ thì lành, đặt lên mệnh Mộc hướng lành thì dữ”. Ngoài ra, theo một số quan niệm phong thủy xưa, thì phong thủy nhà bếp nên được đặt ở vị trí "tọa hung, hướng cát", nghĩa là đặt bếp ở hướng dữ nhìn về hướng lành là tốt. 

Như đã nói ở trên, nhà bếp thuộc Hỏa, nên nếu đặt bếp ở hướng "hung" sẽ có tác dụng trấn áp năng lương tiêu cực, mang sinh khí đến cho ngôi nhà, đúng như ý lâu nay dân gian ta thường nói: "gặp dữ hóa lành".

Hỏa khí từ nhà bếp có thể áp chế những luồng khí không tốt đến từ bên ngoài, đồng thời cũng có tác dụng điều hòa những luồng khí tốt nhằm cải thiện khí vận toàn căn nhà một cách hiệu quả. Theo thuyết phong thủy nhà ở, Hỏa khí có thể xua tan mọi thứ xấu và chỉ để lại những điều tốt đẹp.

Phong thủy bếp nên được đặt ở vị trí
Phong thủy bếp nên được đặt ở vị trí "tọa hung hướng cát". 

Trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông là hướng tốt nhất cho phong thủy bếp. Bên cạnh đó, còn có các hướng như Đông Bắc, hướng Nam và chính Tây. Các hướng ngoảnh lưng lại với hướng chính căn nhà được xem là hướng tối kỵ để đặt bếp.

Ngoài ra, có một điều gia chủ cũng cần phải lưu ý để không áp dụng hướng bếp một cách máy móc: Cửa phòng bếp phụ thuộc vào cửa chính của căn nhà (ví dụ như Đông cục hay Tây cục), do đó cửa nhà hướng nào thì đặt cửa bếp hướng nấy.

Hướng bếp là hướng lưng người nấu, người nấu sẽ quay lưng về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Người Đông mệnh thì bếp thuộc Đông hướng, người Tây mệnh thì bếp phải thuộc Tây hướng. Nếu làm ngược lại, người nấu sẽ hứng chịu sự xung khắc, dễ gặp bệnh tật, đau yếu...

Vị trí đặt nhà bếp cần tránh

Thông thường, tùy thuộc vào diện tích và cơ năng hoạt động của ngôi nhà mà gia chủ lựa chọn cách đặt bếp sao cho tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc bỏ qua các yếu tố phong thủy lại vô tình khiến gia chủ gặp trợ ngại, trắc trở trong cuộc sống.

phong-thuy-bep-va-nhung-dieu-kieng-ky-5

Vị trí trung tâm: của căn nhà theo phong thủy được gọi là Trung cung hoặc Thượng Tâm - nơi tập trung tất cả các nguồn năng lượng của ngôi nhà. Trung Cung là một cung bị động, cần có được sự ổn định và bình an của các luồng khí, trong khi nhà bếp là nơi có nhiều uế khí và tạp khí do chế biến thức ăn. 

Việc đặt nhà bếp ở vị trí này khiến cho các dòng khi bị xáo trộn bởi hỏa khí, tạo nên những khó khăn triền miên cho gia chủ, đồng thời khiến sức khỏe yếu dần đi theo thời gian.

Hơn nữa hai vị trí Trung Cung và Thượng Tâm cũng là nơi các dòng khí lưu chuyển qua lại với tần suất cao, vì vậy nên là nơi đặt phòng khách, nơi mà gia chủ cùng các thành viên trong gia đình lưu lại với thời gian nhiều nhất.

Đặt đối diện nhà vệ sinh: Mặc dù phong thủy nói rằng, bếp nên "tọa hung" nhưng bếp là nơi nấu nướng cho cả gia đình, liên quan tới thức ăn, cần không gia sạch sẽ nên kiêng kỵ đặt đối diện nhà vệ sinh.

Theo phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh là nơi chứa các dòng khí không tốt, từ khí độc đến khí có mùi, biểu tượng của điềm xấu. Vì vậy để nhà bếp gần nhà vệ sinh là điều tối kỵ mà bất kỳ gia chủ nào cũng phải để ý và tránh.

Đặt đối diện phòng ngủ: Nhà bếp thường là nơi nấu nướng nên thường có nhiều dầu mỡ, mùi thức ăn... trong khi phòng ngủ lại là nơi nghỉ ngơi, điều dưỡng sức khỏe. Ngoài ra, bếp còn phát ra năng lượng Hỏa, vậy nên nếu đặt bếp đối diện phòng ngủ sẽ tạo ra cảm giác ngột ngạt, khó chịu, không có lợi cho sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Phong thủy bếp rất kỵ việc đặt nhà bếp đối diện nhà vệ sinh. 
Phong thủy bếp rất kỵ việc đặt nhà bếp đối diện nhà vệ sinh. 

Phong thủy bếp tốt nên được đặt xa phòng ngủ hoặc ít nhất là không đặt đối diện với cửa phòng ngủ.

Đặt gần bồn rửa nước: Như đã đề cập ở trên, nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa, là nơi phát ra khí nóng. Trong khi đó, nước thuộc Ngũ hành thủy, phát ra khi lạnh. Thông thường, gia chủ sẽ khó có thể phát hiện việc Thủy - Hỏa xung khắc bằng trực giác nhưng về lâu dài các luồng năng lượng tiêu cực có thể làm suy giảm sức khỏe, hoặc phá hủy sự hòa thuận trong gia đình.

Đặc biệt, bếp bị kẹp giữa tủ lạnh và bồn rửa là điều kiêng kỵ nhất trong phong thủy bếp, vì nó tạo ra sự xung đột rất mạnh, không lối thoát cho bếp. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, bếp và chậu rửa, bồn nước, tủ lạnh... nên được đặt cách nhau ít nhất 60cm để làm giảm xung đột. 

Ngoài ra yếu tố ánh sáng tự nhiên cũng rất quan trong trong thiết kế và bố trí hướng nhà bếp. Hướng Đông và hướng Tây là những hướng có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, hướng Tây như đã chia sẻ là không thích hợp bố trí bếp với luồn ánh sáng gay gắt. 

Theo phong thủy bếp, ánh sáng thiên nhiên là tinh túy của đất trời, giúp cho bếp trở nên thoáng đãng hơn. 
Theo phong thủy bếp, ánh sáng thiên nhiên là tinh túy của đất trời, giúp cho bếp trở nên thoáng đãng hơn. 

Khu vực bếp thường được thiết kế không có nhiều cửa sổ nên ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào cũng hạn chế. Để tăng ánh sáng, gia chủ có thể thiết kế thêm "giếng trời" hoặc dùng các thiết bị tôn sáng như kính, kim loại...

Có hai điều quan trọng nhất cho một nhà bếp đẹp và tốt đó là không gian và ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên nếu không được hãy lựa chọn các nguồn ánh sáng nhân tạo cho phù hợp.

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương