Bộ GD&ĐT yêu cầu kiểm tra việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo

Bộ GD&ĐT đã có ký công văn đề nghị các sở giáo dục thanh tra, kiểm tra việc tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

Mới đây, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn đề nghị các sở giáo dục thanh tra, tăng cường quản lý và khắc phục những tồn tại trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện việc trang bị sách giáo khoa theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021.

Bộ GD&ĐT yêu cầu kiểm tra việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo

Các trường không được ép học sinh mua tài liệu tham khảo, phụ huynh và các em học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế. Các cơ sơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết và lựa chọn.

Các Sở GD&ĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông về việc trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm cần xử lý nghiêm.

Kết quả của công tác kiểm tra, quản lý báo cáo Bộ GD&ĐT trước ngày 20/9.

Liên quan đến việc một phụ huynh trường Tiểu học An Phong (TP.HCM) phản ánh đã mua sách giáo khoa cho con vào lớp 1 là 807.000 đồng, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết bộ đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc trang bị, mua sách SGK và tài liệu tham khảo trong nhà trường.

Nhà trường trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên, đồng thời khuyến khích giáo viên dùng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng, tuyệt đối không được ép học sinh mua tài liệu tham khảo.

Theo quy định, bộ SGK lớp 1 mới theo chương trình giáo dục 2018 có 8 cuốn bắt buộc và một môn tự chọn gồm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động Trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật và sách Tiếng Anh tự chọn. Ngoài ra còn có các tài liệu bổ trợ tham khảo khác cho học sinh, phụ huynh có thể tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và quyền tự chọn, không bắt buộc.

Thanh Mai

Chính phủ mới ở Nhật Bản có thay đổi chính sách kinh tế và đối ngoại với Việt Nam?

Chính phủ mới ở Nhật Bản có thay đổi chính sách kinh tế và đối ngoại với Việt Nam?

Theo chuyên gia JETRO, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abe, Nhật Bản đã duy trì và phát triển quan hệ kinh tế rất tốt với ASEAN.