Bức ảnh con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu đạt giải nhiếp ảnh động vật hoang dã 2020

Bức ảnh con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu của nhiếp ảnh gia Nga Sergey Gorshkov được trao giải Nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã của năm 2020.

Giải thưởng nhiếp ảnh gia đời sống hoang dã của năm 2020 đã được trao cho nhiếp ảnh gia Nga Sergey Gorshkov với bức ảnh con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu cổ trong khu rừng ở Siberia. Ngày 13/10, giải thưởng đã được Nữ công tước xứ Cambridge công bố tại buổi lễ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Đây được coi là một trong những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá nhất thế giới.

Bức ảnh con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu. Ảnh: AP
Bức ảnh con hổ cái ôm cây linh sam Mãn Châu. Ảnh: AP

Nhiếp ảnh gia Sergey Gorshkov đã mất 11 tháng để ghi lại khoảnh khắc bằng camera giấu kín, bức ảnh này vượt qua 49.000 bức ảnh khác để đạt giải thưởng danh giá. Theo Roz Kidman Cox, chủ tịch hội đồng giám khảo, bức ảnh chính là "cái nhìn thoáng qua độc đáo về khoảnh khắc thân mật sâu sắc trong khu rừng kỳ diệu".

Con hổ  Amur, hay hổ Siberia, sống trong các khu rừng rộng lớn ở miền Đông nước Nga. Đây là loài hổ còn khá ít cá thể ở biên giới Trung Quốc và Triều Tiên. Chúng bị săn đuổi khắp nơi vì vậy có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đặc biệt nạn khai thác gỗ cũng ảnh hưởng đến con mồi của chúng - chủ yếu là hươu và lợn rừng. Một số cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng những nỗ lực bảo vệ lớn hơn có thể đã giúp tăng số lượng cá thể loài này lên tới 500-600 con.

Hổ Amur đực sinh sống ở các vùng lãnh thổ 2.000 km và hổ  Amur cái sống trong vùng lãnh thổ khoảng 450 km. Vì vậy việc chụp ảnh của chúng vô cùng khó khăn. Nhiếp ảnh gia Gorshkov nói rằng ông biết cơ hội của mình là rất mong manh nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng.

Gorshkov đã đi khắp khu rừng để tìm những dấu hiệu liên quan đến mùi hương, nước tiểu hoặc vết xước của chúng. Ông đã đặt camera giấu kín đối diện với cây linh sam trong ảnh vào tháng 1/2019 và có được khoảnh khắc vàng vào tháng 11. Ông đặt tiêu đề cho bức ảnh là "The Embrace".

Thanh Mai

Thấy gì qua ba hội nghị thượng đỉnh tại Brussels?

Thấy gì qua ba hội nghị thượng đỉnh tại Brussels?

Các nhà lãnh đạo NATO, G7 và EU đã nhóm họp tại Brussels để tìm cách hỗ trợ Ukraina mà không đẩy phương Tây vào cuộc chiến toàn diện với Nga. Một thỏa thuận năng lượng mới của Mỹ và châu Âu nhằm mục đích cô lập Moscow là những kết quả đạt được sau các cuộc họp vừa kết thúc tại Brussels.