Cách nấu lẩu thái chua cay siêu ngon tại nhà

Lẩu thái chua cay nóng hổi “vừa thổi vừa ăn” rất đáng để nấu trong những bữa tiệc cùng gia đình, bạn bè hay trong những ngày cuối tuân se lạnh.

Từ lâu, lẩu Thái đã trở thành một món ăn quen thuộc với nền ẩm thực Việt bởi hương vị chua cay, ngọt mặn đầy đủ cùng với những biến tấu ngon không tưởng. Lẩu thái có cách làm vừa đơn giản lại có giá rất bình dân mà lại cực kỳ dễ ăn.

Nguyên liệu làm nước lẩu Thái

3 bộ xương gà

1 củ riềng

20 nhánh sả

20 củ hành khô

Me chín

Nấm hương

500g lá mùi tàu

1 trái bắp

Nước cốt dừa

Vài lá chanh

Gia vị: Đường, hạt nêm, muối,bột ngọt

Nguyên liệu chuẩn bị: Ảnh Internet
Nguyên liệu chuẩn bị: Ảnh Internet

Cách làm nước lẩu Thái

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bạn chỉ cần lấy xương gà trần sơ qua với nước sôi, sau đó vớt xương gà ra rửa sạch lại một lần nữa.

Sau đó, bạn băm nhuyễn sả và cắt khúc vừa ăn khoảng 5cm.

Cắt riềng thành từng lát mỏng, hành khô bóc vỏ để nguyên củ.

Nấm hương rửa sạch rồi cắt đôi. Lá ngò gai rửa sạch, cắt làm 3 lát.

Ngâm me trong nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.

Sơ chế nguyên liệu: Ảnh internet
Sơ chế nguyên liệu: Ảnh internet

Bước 2: Hầm nước dùng

Bạn cho xương gà, sả và riềng thái sợi vào nồi nước. Bật bếp lớn, đun sôi nước dùng xương gà rồi hạ lửa nhỏ, sau đó cho hành khô và nấm đông cô vào.

Sau đó, bạn cho nước cốt me vào đồng thời thêm vào 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt.

Tiếp tục ninh xương trong khoảng 30 phút, cuối cùng cho lá ngò gai vào và đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.

Vớt bỏ phần cái ra chỉ để lại phần nước rồi bạn thêm vào nước cốt dừa và lá chanh, để lá chanh trong nồi và đảo đều trong 1 phút.

Bước 3: Thành phẩm, thưởng thức

Bạn cắt bắp thành từng khúc dài 3 - 4cm rồi cho vào nồi lẩu để nước lẩu Thái được ngọt hơn.

Nồi nước lẩu Thái không chỉ có màu đỏ của gấc vô cùng đẹp mắt lại có mùi thơm của các loại gia vị và vị ngọt từ nước hầm xương gà.

Cách nấu lẩu thái chua cay siêu ngon tại nhà

Những đồ ăn kèm nồi lẩu thái chua cay

Ăn lẩu chúng ta có thể kết hợp nhiều món như tôm, thịt bò, cá, hải sản, hoặc lẩu thái chay, bún, nhiều loại rau củ khác nhau, miễn là hợp khẩu vị và đầy đủ chất bổ dưỡng có trong nước lẩu. 

Món lẩu sẽ không thể thiếu sự góp mặt của nguyên liệu nấu lẩu là các loại rau ăn cùng như: rau chuối, rau cần nước, các loại nấm, rau muống...

Hoàng Toàn

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và 2D&ONE

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam và 2D&ONE

Sự kiện thúc đẩy và nâng cao nhận thức về giá trị ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước.