Nhận biết mít chín cây và chín ép
Mủ của trái mít: Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Trong khi đó mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.
Mít chín ép khi bổ ra có nhiều mủ và đặc biệt là mủ trắng. |
Mùi thơm: Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, đi từ xa đã có thể cảm nhận được mùi thơm của mít.
Mít tiêm thuốc không có mùi thơm lừng như mít chín cây, thậm chí là không có mùi gì.
Múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng là mít chín tự nhiên |
Với những trái mít chín cây, khi bổ mít ra bạn sẽ thấy những múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi. Đặc biệt xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng hơn hẳn so với múi mít.
Ngược lại, mít chín ép thì khác. Những múi vẫn vàng đều nhưng ăn cảm giác bị sượng. Thậm chí xơ mít màu vàng đậm như múi mít.
Quan sát gai và mắt mít
Những trái mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm khi sờ nắn vào. Ngoài ra, những mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh.
Trái mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày |
Trong khi đó, trái mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày. Ngay cả khi quả mít đã chín thì thân chúng cũng cứng khi sờ vào.
Khi bạn nhấc những trái mít lên và thấy mít nặng trái. Dùng tay vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ trái mít thấy phát ra những tiếng kêu bình bịch thì đó là mít ngon. Đây được xem là bước khá dễ mà bạn có thể quan sát và nhận biết được. Với mít bạn nên chọn những trái đều, không có những chỗ eo hay lõm. Bởi những chỗ eo, lõm, mít dễ sâu, trái cứng hoặc nhiều xơ.
Dùng tay vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ quả thấy phát ra những tiếng kêu bình bịch thì đó là mít ngon. |
Những trái mít ngon là những quả có gai to, đều. Gai mít không dài hay nhọn và khoảng cách giữa các gai mít cách xa nhau. Với những đặc điểm qua gai này, bạn sẽ có những trái mít nhiều múi, ngọt. Nếu nhấn vào vỏ thấy mềm thì đó là mít chín, mít vỏ cứng, gai rắn chắc là mít xanh. Một lưu ý nho nhỏ nữa là nếu bạn lựa mít đã được bóc múi sẵn, nên chọn những túi mít có màu vàng ươm.
Những hóa chất để kích thích mít chín ép thường có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các thương lái tiêm, bơm vào những trái mít còn xanh, non hoặc bôi hóa chất vào đầu cuống để mít chín nhanh hơn, màu đẹp, tiết kiệm thời gian và công sức, có thể dễ dàng mang đi tiêu thụ ngay ngày hôm sau.
Một loại thuốc, Trung Quốc đặt tên là Ethaphon, là loại thuốc thường được dùng để làm chín ép mít và các loại trái cây khác. Theo các nhà nghiên cứu, ethaphon có thể gây kích ứng mắt, tổn thương trực tiếp trên da, làm da sưng tấy, mẩn đỏ. Khi bị ngộ độc loại hóa chất này có thể khiến nạn nhân cảm thấy khó nuốt, ói mửa, cháy rát da, thậm chí là hỏng mắt vĩnh viễn.