Cân nhắc nhiều yếu tố khi xây nhà ở vừa túi tiền

Về góc độ các doanh nghiệp, việc triển khai nhà vừa túi tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cân nhắc nhiều yếu tố khi xây nhà ở vừa túi tiền.

Để đạt được mục tiêu này cần cân nhắc nhiều yếu tố tác động đến giá thành sản phẩm nhà ở. Bao gồm: Quỹ đất, nguồn vốn đầu tư, cách phân phối sản phẩm tới tay người lao động.

Để thực hiện thành công mục tiêu 1 triệu nhà giá rẻ của thành phố, cần sự phối hợp nhà nước - nhà đầu tư - ngân hàng. Trong đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng, quyết định tốc độ pháp lý.

Về sự cần thiết của sự đồng hành của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở giá hợp lý, theo ông Ngô Quang Phúc, quan trọng nhất vẫn là tạo lập quỹ đất để doanh nghiệp thực hiện và tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào thị trường, tạo ra nguồn cung nhà ở.

"Doanh nghiệp chỉ cần có quỹ đất phù hợp để làm hoặc thủ tục pháp lý nhanh nhất để có thể triển khai dự án. Doanh nghiệp tạo nhiều sản phẩm thì nguồn cung tăng lên, mà nguồn cung tăng thì tạo ra cho thị trường sản phẩm mức giá ổn định hơn. Chúng tôi không mong thị trường quá nóng mà chúng tôi cần sự ổn định", ông Phúc nhấn mạnh.

"Ý chí của chủ đầu tư rất quan trọng trong việc tạo lập bất động sản giá hợp lí, tức là cái tâm của chủ đầu tư. Doanh nghiệp sẽ phải xác định biên độ lợi nhuận không quá cao nếu muốn làm nhà ở thực cho người trẻ", ông Phúc cho biết thêm.

Ngân hàng đứng sau doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình triển khai dự án. Ngân hàng có thể mạnh dạn đăng kí hỗ trợ các chủ đầu tư dự án và người mua nhà. Chủ động xây dựng các gói sản phẩm riêng biệt, đáp ứng các nhóm đối tượng. Theo đó, ngân hàng sẽ phối hợp chủ đầu tư để tiếp cận các nhóm đối tượng hiệu quả nhất. Quỹ đất, vấn đề hồ sơ pháp lý tại TP.HCM bị kéo dài. Thị trường khan hiếm nguồn cung, vắng bóng dự án đơn giá dưới 35 triệu/m2.

Cuối năm 2021, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đang lên chương trình phát triển một triệu căn nhà giá rẻ cho người lao động với giá thấp nhất có thể. Đây là kế hoạch nhằm để công nhân dễ tiếp cận và thay thế các chung cư cũ, nhà trên kênh rạch, cải thiện các khu nhà trọ hiện nay.

Kế hoạch này của TPHCM đang được xem là thiết thực và nhân văn, đặc biệt là sau những biến động nguồn nhân lực trong giai đoạn Covid-19 vừa qua. Dù có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của kế hoạch này nhưng cũng đã có một số doanh nghiệp hưởng ứng và cho thấy những động thái đầu tiên để thực hiện nhà ở giá hợp lý. Đó có thể là những thông tin tạo động lực tích cực, nhưng nhìn vào thưc tiễn thì để đạt được mục tiêu các doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc nhiều phương án thực hiện.

Phát biểu tại hội thảo "Phát triển bền vững thị trường bất động sản trong bối cảnh mới" do Ban Kinh tế Trung ương và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 11/3, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) Lê Hoàng Châu dự báo lĩnh vực này sẽ phục hồi trở lại trong năm nay nhưng chưa nên kỳ vọng quá nhiều.

Theo ông Châu, chính quyền TPHCM đang nỗ lực tháo gỡ ách tắc về pháp lý cho nhiều dự án nhưng thị trường luôn có độ trễ. Một dự án từ án từ thời điểm nhận quyết định chủ trương đầu tư đến khi triển khai bán hàng mất vài năm nên nguồn cung trên thị trường không thể được cải thiện ngay.

Trong khi đó, thị trường bất động sản những năm vừa qua méo mó về cung cầu khi hoàn toàn lệch pha về bất động sản cao cấp. "Nhà ở vừa túi tiền không còn tồn tại ở TPHCM", ông Châu nhận xét. Chủ tịch HoREA dẫn chứng số liệu của Sở Xây dựng TPHCM năm vừa qua không có bất kỳ sản phẩm căn hộ phân khúc bình dân nào được đưa ra thị trường. Tỷ lệ này trong năm 2020 là 1%.

Theo ông Châu, trong năm qua, các dự án bình thường tại TPHCM cũng được chủ đầu tư đẩy lên mức giá cao cấp khiến thị trường không còn sản phẩm căn hộ vừa túi tiền đông đảo người dân có nhu cầu.

Tổng Hợp