CEO Nguyễn Tử Quảng: "bấm nút và 10 giây sau sẽ có kết quả, bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI"

Thông tin về thiết bị này được ông Quảng tiết lộ trong buổi giao lưu trực tuyến về ứng dụng AI trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân: "BKAV đang nghiên cứu thiết bị xét nghiệm Covid-19 qua nước muối sinh lý mà những người cần lấy mẫu xét nghiệm súc miệng, sau đó cho vào ống nghiệm, bấm nút và 10 giây sau sẽ có kết quả, bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI".

Liệu nguyên cứu này có thành công, nếu thành công cho thấy sự phát triển của công nghệ AI của nước ta. Ngược lại, là chiêu trò PR để chuẩn bị bán cổ phiếu cho công ty này và cũng giống như biệt danh mà mọi người hay gọi vị CEO này.

Ông Quảng chia sẻ, trí tuệ nhân tạo rất hiệu quả. BKAV đang nghiên cứu một thiết bị xét nghiệm Covid-19. Hiện nay cứ mỗi lần xét nghiệm hết 200-700 nghìn VND mỗi xét nghiệm. Công tác lấy mẫu rất phức tạp, những người lấy mẫu cũng cần đào tạo. Dù như vậy nhưng vẫn có tỷ lệ lấy mẫu có thể sai số, phép đo có tỷ lệ sai nhất định.

BKAV đang nghiên cứu thiết bị xét nghiệm Covid-19 qua nước muối sinh lý mà những người cần lấy mẫu xét nghiệm súc miệng, sau đó cho vào ống nghiệm, bấm nút và 10 giây sau sẽ có kết quả, bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. BKAV đang làm với Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Các kết quả ban đầu rất khả quan. Tỷ lệ nhận được ban đầu rất tốt, trên 90%. Nếu như thiết bị thành công, nó sẽ thay đổi chiến lược chiến đấu với Covid-19, ông Quảng nhấn mạnh. Công nghệ này, ông Quảng cho biết cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo. BKAV dùng một giải tần số ánh sáng, chiếu vào nước muối đã súc miệng của người tầm soát, sau đó thu bằng cảm biến ở đầu ra và đo được tần số nào được hấp thụ ở mức độ nhiều hay ít. Các tần số khác nhau sẽ chỉ ra được các loại bệnh khác nhau, trong trường hợp này là Covid-19.

Bằng mắt thường, chúng ta không thể nhận thấy sự khác biệt của các tần số đó. Ông Quảng tiết lộ BKAV sẽ huấn luyện trí tuệ nhân tạo để nhận biết được đâu là mẫu của bệnh nhân Covid-19 và đâu là mẫu của người không mắc bệnh. "Chúng ta cũng biết tiêm vaccine để đạt miễn dịch cộng đồng, để không lây lan từ người này qua người khác dễ dàng, qua lá chắn là những người đã tiêm chủng. Ở đây cũng gần như vậy. Chúng ta cách ly ngay được người nhiễm, thì cũng gần như tạo ra lá chắn. Điều này sẽ thay đổi chiến lược. Lúc này chúng ta tiết kiệm tiền bạc, công sức, tính khả thi rất cao". BKAV không phải đơn vị duy nhất làm việc này.  Theo ông Quảng, đã có 2 đơn vị nghiên cứu là BKAV và Israel. Họ cũng đang nghiên cứu công nghệ này.

BKAV bắt đầu nghiên cứu từ tháng 12 năm ngoái, đã áp dụng tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, đang làm thử nghiệm ở đó, lấy mẫu training cho AI.

Nhật Hạ