Chuyên gia lo ngại các nước kém phát triển khó đối mặt với dịch bệnh

Các chuyên gia hàng đầu thế giới bày tỏ sự lo lắng vì các nước kém phát triển gặp rất nhiều vấn đề về việc xét nghiệm trên diện rộng.

Trong hội thảo trực tuyến do hãng thông tấn New Humanitarian tổ chức hôm 19/3, các chuyên gia thế giới đã đưa ra cảnh báo về việc các nước kém phát triển sắp phải trải qua làn sóng thứ 3 của đại dịch, sau Trung Quốc và châu Âu. Cụ thể họ cho rằng, các nước này đã trải qua khủng hoảng nhân đạo và tị nạn, giờ lại đến đấu tranh để tìm cách ứng phó với đại dịch. 

Đối với Trung Quốc và châu Âu, vấn đề được quan tâm hàng đầu là thiết bị bảo vệ và nguồn lục. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển dịch bệnh đang khiến họ rơi vào tình trạng tồi tệ hơn do hệ thống y tế suy yếu dù ca nhiễm ít. 

Chuyên gia lo ngại các nước kém phát triển khó đối mặt với dịch bệnh

Các chuyên gia cho rằng, cộng đồng quốc tế cần hợp tác với các chính phủ của toàn cầu để giúp đỡ những người dễ mắc bệnh. Bởi nếu có những liều vắc xin đầu tiên, chăc chắn sẽ nổ ra một cuộc chiến ai là người được tiếp nhận, điều quan trọng là nó không chỉ đến tay những người mua được mà còn cần phải được đến tay những người khó khăn hơn. 

Theo ông Tedros dù châu Phi hiện chỉ có khoảng 600 trường hợp nhưng vẫn phải xét nghiệm nhiều hơn trên khắp lục địa này. Tuy nhiên, việc xét nghiệm giới hạn ở nhiều nước đang phát triển trên thế giới mới thực sự là thách thức lớn với toàn cầu. 

Karl Blanchet, giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Hành động Nhân đạo có trụ sở tại Geneva, cho biết: "Xét nghiệm phải được tiến hành, đó là ưu tiên hàng đầu. Vấn đề là các nước thu nhập thấp có lẽ đang đến làn sóng thứ ba, sau Trung Quốc, sau châu Âu. Khả năng xét nghiệm sẽ là vấn đề". 

Thanh Mai

Hai nhà mạng Mỹ đề xuất hạn chế 5G gần sân bay

Hai nhà mạng Mỹ đề xuất hạn chế 5G gần sân bay

AT&T và Verizon – hai nhà mạng di động hàng đầu ở Mỹ đã cùng nhau đề xuất hạn chế năng suất của sóng 5G băng tần C ở gần khu vực sân bay, trước quan ngại ảnh hưởng đến an toàn hàng không.