Có nên bán bất động sản vào cuối năm?

Đại dịch Covid-19 bùng phát kéo dài suốt 3 tháng qua khiến thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh, thành gần như đóng băng, ngăn chặn gần như hầu hết hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản thứ cấp. Với những nhà đầu tư cá nhân, nắm giữ bất động sản trong dịch luôn là điều bất an khi dòng tiền không được lưu thông và có nên dùng đòn bẩy tài chính hay không? luôn là những quyết định rối não của các nhà đầu tư khi thời điểm gần cuối năm.

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người đã về quê, vừa gần gia đình vừa có cuộc sống bình yên, trong lành hơn. Điều này sẽ tạo ra xu hướng lựa chọn bất động sản sau dịch. Chưa kể, hiện nay, tại TP HCM nhiều khu vực đã chạm ngưỡng, không còn quỹ đất. Trong khi những địa phương lân cận TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương… quỹ đất còn rất dồi dào, giao thông cũng ngày càng thuận lợi.

Theo hầu hết các chuyên gia, các nhà đầu tư lướt sóng gần như đã mất hút khỏi đường BĐS, nhất là khi nhiều đợt dịch Covid-19 xảy ra. Hầu hết chiến lược đầu tư ngắn hạn đều bị giáng những đòn nặng nề và đứt gãy dòng tiền trong đợt dịch lần thứ tư. Tuy nhiên, bên cạnh câu chuyện khó lướt sóng thì nhiều bài học về tham lãi đậm trong đầu tư BĐS cũng đã nêu ra. Theo các chuyên gia, nhiều NĐT không biết nắm bắt cơ hội chốt lời, tham lãi đậm rất có thể mất cả chỉ lẫn chài, nhất là trong bối cảnh thị trường BĐS nhiều biến động. Cơ hội đã đi qua, thì việc ôm đất, chôn dòng tiền là rất có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, biên lợi nhuận khi đầu tư dự án tại TP HCM hiện chỉ còn khoảng 15% thì ở các tỉnh có thể lên tới 30%-40%. Điều này lý giải vì sao nhiều "ông lớn" bất động sản ở TP HCM và các nước đều đang chuyển hướng ra khỏi đô thị. Dù trải qua 3 tháng dịch Covid-19 bùng phát nhưng giá bất động sản ở các tỉnh chưa có hiện tượng bán tháo, bởi hầu hết người mua đều đang "gồng", chỉ có khoảng 10%-20% người giữ bất động sản vùng ven muốn bán vì cần tiền.

Bất động sản vẫn là nơi trú ẩn tài sản vừa đảm bảo tính an toàn và sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế, điều này thể hiện rất rõ trong thời gian qua khi so sánh mức độ ưu tiên đầu tư giữa bất động sản và các kênh khác. Rất khó để xảy ra tình trạng mất thanh khoản và giảm giá, mức giá sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, sắt thép vẫn không có dấu hiệu dừng lại.

Trên thị trường BĐS sẽ có khoảng 20-30% nhà đầu tư BĐS chờ đợi thị trường trở lại sau giãn cách để “ra hàng”. Đó đa số là những NĐT bị "ngộp" tài chính do dịch kéo dài. Họ đã cố gồng trong 3-4 tháng dịch, chỉ cần thị trường có tín hiệu trở lại là nhờ môi giới rao bán. Tuy nhiên, đây không phải dạng nhà đầu tư bán tháo hoặc giảm giá mạnh. Họ vẫn căn theo giá thị trường hiện tại để chào bán hoặc có thể thương lượng để giảm chút đỉnh từ 3-5%.

Thị trường không xuất hiện bán tháo, bán dưới giá vốn sau dịch. Chia sẻ tại toạ đàm mới đây, chuyên gia BĐS cá nhân Phan Công Chánh cho hay, BĐS trong giai đoạn này sẽ không có câu chuyện đóng băng hay bán tháo. Qua quan sát, từ 1/10 khi TP mở cửa trở lại sau nhiều tháng giãn cách thì số lượng hồ sơ tồn động tại VPCC tăng lên, nhộn nhịp lên. Các nhà đầu tư TP đi nhiều hơn khi họ được di chuyển. Sắp tới đây khi dịch được khống chế, mở cửa nền kinh tế tốt hơn nữa thì chuyện di chuyển của nhà đầu tư từ TP đi các khu vực lân cận càng sôi động hơn nữa. Theo ông Chánh, thường quý 4 mỗi năm người Việt thích mua nhà để đón Tết, là quý người thân được nhận kiều hối, khoảng mười mấy tỷ USD. Quý 4 cũng là dịp tổng kết thành quả 1 năm cụ thể hóa thành tài sản. Các yếu tố này trở thành lực đỡ cho thị trường.

Tuy vậy, cùng với lượng người mua vào thì số lượng người muốn bán ra cũng không ít. Họ cũng sẽ canh thời điểm dịp cuối năm để đẩy hàng và chắc chắn sẽ không có chuyện giảm giá sâu. Nếu có thì NĐT sẽ mua được giá thương lượng khi người bán muốn ra hàng nhanh.

Sau giãn cách, thị trường BĐS vẫn nhiều yếu tố lạc quan. Chẳng hạn như, dịch Covid-19 kéo dài, nền kinh tế gặp khó khăn nhưng chứng khoán vẫn xanh. Mà chứng khoán còn xanh thì BĐS còn tươi. Cùng với đó, niềm tin về đầu tư BĐS trên thị trường vẫn còn rất lớn, tiền trong dân còn nhiều. Vì thế, các nhà đầu tư có thể chiến đấu tiếp ở giai đoạn tới.

Cương Nguyễn

(Tổng Hợp)