‘Cù đuôi rồng’: Cách Mỹ thử nghiệm kho vũ khí hạt nhân dưới lòng đất mà không cần kích nổ

Các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ trả lời được câu hỏi liệu vũ khí hạt nhân lâu năm của nước này có còn hoạt động như thiết kế hay không.

Các nhà khoa học chịu trách nhiệm đảm bảo kho vũ khí hạt nhân lâu năm của Mỹ cho biết: kho vũ khí vẫn sẵn sàng hoạt động (nếu cần). Họ sẽ bắt đầu vận chuyển các bộ phận quan trọng đến sa mạc Nevada vào năm tới để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm dưới lòng đất mà họ gọi là "cù đuôi rồng”.

Các nhà khoa học chịu trách nhiệm đảm bảo kho vũ khí hạt nhân lâu năm của Mỹ cho biết: kho vũ khí vẫn sẵn sàng hoạt động (nếu cần). Họ sẽ bắt đầu vận chuyển các bộ phận quan trọng đến sa mạc Nevada vào năm tới để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm dưới lòng đất mà họ gọi là
Các nhà khoa học chịu trách nhiệm đảm bảo kho vũ khí hạt nhân lâu năm của Mỹ cho biết: kho vũ khí vẫn sẵn sàng hoạt động (nếu cần). Họ sẽ bắt đầu vận chuyển các bộ phận quan trọng đến sa mạc Nevada vào năm tới để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm dưới lòng đất mà họ gọi là "cù đuôi rồng”. Ảnh: AP

Vũ khí hạt nhân lâu năm của Mỹ có còn hoạt động như thiết kế?

Theo hãng tin AP, chuyên gia tại các phòng thí nghiệm quốc phòng của Mỹ chưa thể xác nhận về mặt vật lý tính hiệu quả và độ tin cậy của đầu đạn hạt nhân kể từ lệnh cấm thử nghiệm bom hạt nhân dưới lòng đất tại quốc gia này vào năm 1992. Nhưng các quan chức của Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố hôm 5/9 rằng, họ đang trên đà hoàn thiện công nghệ cần thiết để thực hiện điều tốt nhất tiếp theo.

Jon Custer - người đứng đầu dự án Sandia ở Albuquerque, New Mexico, Mỹ - cho biết, đến năm 2027, dự án Scorpius trị giá 1,8 tỷ USD sẽ có thể vượt ra ngoài mô hình máy tính lý thuyết để nghiên cứu chi tiết hơn nhiều về các điều kiện được tìm thấy bên trong giai đoạn cuối của vụ nổ vũ khí hạt nhân mà không cần thực hiện một vụ nổ hạt nhân.

Theo ông Custer, các nhà khoa học gọi nó là “cù đuôi rồng”, bởi vì thí nghiệm đến gần nhưng vẫn ở dưới giai đoạn mà sự phân hạch của vật liệu hạt nhân duy trì một loạt phản ứng dây chuyền đang diễn ra.

Các nhà khoa học Mỹ hy vọng sẽ trả lời được nhiều câu hỏi then chốt về việc liệu vũ khí hạt nhân lâu năm của nước này có còn hoạt động như thiết kế hay không.

Theo AP, trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, những câu hỏi đó đã được trả lời bằng cách tạo ra một vụ nổ hạt nhân thực sự. Vào những năm 1950 đến đầu những năm 1960, các vụ nổ đã khiến những đám mây hình nấm bay cao lên bầu trời phía trên sa mạc New Mexico và Nevada. Thử nghiệm sau đó chỉ giới hạn ở các vụ nổ dưới lòng đất, nhưng đã kết thúc vào năm 1992.

Các quan chức Bộ Năng lượng Mỹ cho biết hôm 5/9 rằng, trong quá trình triển khai dự án Scorpius kéo dài 10 năm, kỷ nguyên thử nghiệm hạt nhân đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Vào những năm 1950 đến đầu những năm 1960, các vụ nổ đã khiến những đám mây hình nấm bay cao lên bầu trời phía trên sa mạc New Mexico và Nevada. Ảnh: AP
Vào những năm 1950 đến đầu những năm 1960, các vụ nổ đã khiến những đám mây hình nấm bay cao lên bầu trời phía trên sa mạc New Mexico và Nevada. Ảnh: AP

Thử nghiệm vũ khí hạt nhân dưới lòng đất mà không cần kích nổ

Tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia ở New Mexico, các nhân viên đã bắt đầu lắp ráp bộ phun chùm tia điện tử năng lượng cao được coi là bộ phận phức tạp nhất của dự án. Cỗ máy thử nghiệm trong dự án Scorpius có chiều dài bằng một sân bóng đá cuối cùng sẽ nằm ở độ sâu 304 mét dưới mặt đất tại Khu An ninh Quốc gia Nevada.

“Rõ ràng là chúng ta cần biết rằng kho vũ khí sẽ hoạt động được nếu cần”, Custer nói.

“Nếu bạn có một chiếc ô tô trong gara từ 30 đến 50 năm và một ngày bạn tra chìa khóa điện vào, bạn có tự tin rằng nó sẽ khởi động được không?” Ông đặt câu hỏi. “Đó là mức độ răn đe hạt nhân của chúng tôi. Đã hơn 30 năm kể từ khi chúng tôi tiến hành thử nghiệm một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất.”

Theo AP, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở phía bắc New Mexico và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California cũng có vai trò trong dự án.

Tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia ở New Mexico, các nhân viên đã bắt đầu lắp ráp bộ phun chùm tia điện tử năng lượng cao được coi là bộ phận phức tạp nhất của dự án. Ảnh: AP
Tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia ở New Mexico, các nhân viên đã bắt đầu lắp ráp bộ phun chùm tia điện tử năng lượng cao được coi là bộ phận phức tạp nhất của dự án. Ảnh: AP

Bộ phun đang được lắp ráp tại Sandia là một máy gia tốc cảm ứng tuyến tính sẽ tạo ra chùm electron năng lượng cao để va chạm với mục tiêu kim loại tạo ra tia X xuyên qua vật thể thử nghiệm. Khi plutonium được nén bằng chất nổ mạnh, một máy dò sẽ ghi lại hình ảnh tia X bằng camera độ nhạy cao có thể chụp ảnh ở tốc độ 1 tỷ hình ảnh mỗi giây.

Những bức ảnh đó sẽ được so sánh với hình ảnh của cùng một vụ nổ được tạo ra bởi siêu máy tính để kiểm tra độ chính xác của chúng.

Cỗ máy thuộc dự án Scorpius sẽ được lắp ráp hoàn chỉnh trong một khu phức hợp dưới lòng đất tại cơ sở trước đây được gọi là Khu thử nghiệm Nevada - nơi các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm hạt nhân từ năm 1951 và thí nghiệm cận tới hạn từ năm 1995.

Custer cho biết, các cơ sở trên mặt đất đã thử nghiệm khả năng gây nổ của các vật liệu khác, nhưng các thí nghiệm của dự án Scorpius sẽ sử dụng plutonium thật, đây là loại vật liệu độc nhất.

“Không có thứ gì khác hoạt động giống như vậy”, Custer nói.

Theo AP, các kế hoạch cho dự án phức tạp này là trọng tâm của các đề xuất được xem xét suốt một thập kỷ qua trong quá trình kiểm tra tại Bộ Năng lượng Mỹ nhằm tìm ra và loại bỏ các lỗi về mặt khái niệm và kỹ thuật trước khi có thể đạt được cam kết tài trợ. Các đề xuất cuối cùng đã được chấp thuận vào cuối năm ngoái.

Chuyến hàng đầu tiên chứa các linh kiện quan trọng dự kiến sẽ bắt đầu được vận chuyển tới Nevada vào tháng 3 năm tới. Thử nghiệm lắp ráp được lên kế hoạch trong hầu hết năm 2025 trước khi chuyển kim phun xuống lòng đất tại cơ sở Nevada.

Dave Funk - Phó chủ tịch phụ trách Nâng cao khả năng cho các Thử nghiệm Cận tới hạn tại Cơ sở An ninh Quốc gia Nevada - cho biết: “Chúng tôi mong muốn thiết lập khả năng này vào năm 2027, tiến hành các thử nghiệm cận tới hạn đầu tiên bằng cách sử dụng những khả năng mới này để hỗ trợ khả năng răn đe hạt nhân của chúng tôi và một lần nữa chứng minh năng lực kỹ thuật của chúng tôi với tư cách là một quốc gia.”

Hữu Hiển

Pháo siêu hạng nặng của Trung Quốc có khả năng bắn đạn hạt nhân chiến thuật

Pháo siêu hạng nặng của Trung Quốc có khả năng bắn đạn hạt nhân chiến thuật

Pháo 203 mm vừa được đưa vào sử dụng với thiết kế để phá hủy các công sự của Đài Loan tại Kim Môn và Mã Tổ.