"Kinh doanh thì tốt đó", nhưng ông Nguyễn Văn Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Giày da TP.HCM vẫn hồi hộp. Ông Khánh có thể được tính nằm trong số người được gọi là "chiến thắng" trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng cường trong vài năm gần đây, theo SCMP.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 25 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, và giày dép là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 3 sang Mỹ, giá trị hơn 6 tỷ USD vào năm ngoái.
Việc các công ty sản xuất di dời khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam - mặc dù một số công ty chỉ chuyển sang sử dụng các quốc gia Đông Nam Á làm điểm dừng chân tạm thời để có thể vượt qua thời kỳ khó khăn hiện tại.
Ông Khánh lo lắng việc dán nhãn xuất xứ sai lệch quá phổ biến như tình trạng hiện nay, có nguy cơ trở thành một cái cớ để Mỹ trừng phạt áp thuế lên một loạt các sản phẩm của Việt Nam, và điều lo lắng này hoàn toàn hợp lý.
Một công ty may mặc của Việt Nam. |
Trong một động thái mới đây liên quan đến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trum hồi đầu tháng này đã đánh thuế xuất khẩu thép của Việt Nam lên đến hơn 400%, vì bị cáo buộc có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Một năm sau cuộc tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, hàng nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc và các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á đã tăng, nhưng có những lo ngại rằng họ có thể bị buộc tội về các hoạt động dùng hàng hoá Trung Quốc rồi dán nhãn quốc gia mình để trốn thuế, điều này sẽ làm Mỹ nổi giận và ra các hình thức trừng phạt kinh tế khắt khe.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng các hình phạt như vậy có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng đối với các thị trường có đồng tiền bị định giá thấp và khiến chúng dễ bị ảnh hưởng bởi cơn lũ nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng nếu được xử lý đúng, việc loại bỏ các hành vi trốn thuế của Trung Quốc có thể giúp các nền kinh tế Đông Nam Á biến những lợi ích nhanh chóng mà họ đang thấy từ cuộc chiến thương mại thành tăng trưởng dài hạn.
Các biện pháp chống trốn thuế đối với hàng hoá của Trung Quốc có thể khuyến khích các công ty chuyển hoạt động của mình sang các quốc gia trong khu vực hoàn toàn, điều này sẽ tăng cường năng lực sản xuất ở nơi đó, bên cạnh việc tăng cường tính toàn vẹn của các quy định hải quan và tăng chất lượng xuất khẩu.
5 quốc gia châu Á nằm trong danh sách có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ. |
"Việc ngăn hặn những hành vi này cuối cùng sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia như Việt Nam". Seung-Youn Oh, nhà kinh tế chính trị tại Đại học Bryn Mawr ở Philadelphia cho biết. "Họ sẽ thấy được những lợi ích từ việc di dời sản xuất từ Trung Quốc, nhưng không phải từ việc hàng Trung Quốc đột lốt hàng Việt Nam để xuất khẩu, mà sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam".
Ngăn chặn hàng hoá Trung Quốc gắn mác Việt Nam
Trước căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, xuất khẩu sang Mỹ từ Việt Nam, Đài Loan và Malaysia đã tăng trưởng đáng kể. Đồng thời, các quốc gia này đã thấy nhập khẩu tăng từ Trung Quốc, trong khi một số công ty đã chuyển sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ - các chuyên gia cho rằng xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục.
Những thay đổi này có thể khiến chúng ta khó phân biệt được liệu sản phẩm này thực sự sản xuất ở Việt Nam, hay chỉ đơn giản là được nhập khẩu từ Trung Quốc, rồi nhán mác Việt Nam. Hiện tượng này đã từng xuất hiện trước đây, trong đó hàng hoá được vận chuyển qua một quốc gia trung gian để che giấu nguồn gốc của chúng, hành vi này gọi là trung chuyển.
Đó là một trong những cách các công ty né thuế quan của Mỹ, cùng với giấy chứng nhận xuất xử giả mạo, là những vấn đề đã tồn tại từ lâu ở các quốc gia Đông Nam Á. Các hành động này khiến các quốc gia trong khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, do bán phá giá hoặc định giá xuất khẩu dưới mức thị trường.
"Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, mà cả ngành công nghiệp", ông Khánh trao đổi với tờ báo SCMP tại thành phố Hồ Chí Minh, ông mô tả cách các công ty Việt Nam có năng lực sản xuất thấp gian lận. "Nếu sản lượng tăng đột ngột, Mỹ có thể trở nên nghi ngờ và áp đặt các biện pháp trừng phạt, giống như họ đã làm với thép"
Đối với Adams Lee, luật sư thương mại quốc tế tại Harris Bricke cho rằng, sẽ chỉ có thêm sự dịch chuyển của các công ty sản xuất ra khỏi Trung Quốc, dù đó là hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp. Nhiều công ty đang cố gắng hợp pháp hoá để chuyển hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc, để họ có thể thông báo với Mỹ rằng "Chúng tôi không sản xuất một sản phẩm Made in China".
Các chuyên gia cho rằng các quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn hoặc đang gia tăng - như Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Malaysia - có nguy cơ bị xem xét kỹ lưỡng về các hoạt động trốn thuế như bán phá giá.
Trên hết, tăng trưởng sản xuất tại các thị trường này có thể bị mất ổn định hơn do dòng nhập khẩu từ Trung Quốc - đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao, nơi các sản phẩm sản xuất trong nước sẽ không thể đủ rẻ để cạnh tranh.
Rủi ro trở thành mục tiêu của Mỹ
Trả lời với tờ South China Morning Post, các nhà kinh tế ở Đông Nam Á cũng như Mỹ cảnh báo rằng sự kết hợp giữa lợi ích từ cuộc chiến thương mại và thâm hụt ngày càng lớn của Mỹ với Việt Nam có thể là cơn bão hoàn hảo để đưa quốc gia Đông Nam Á này trở thành quốc gia tiếp theo trong của cơn thịnh nộ của chính quyền Trump.
Seung-Youn Oh nhà kinh tế học tại Đại học Bryn Mawr cho biết Mỹ đang làm gương cho Việt Nam - và có thể làm như vậy với các quốc gia Asean khác - để tác động đến mối quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc, và ngăn họ trở thành trung gian cho hàng hoá Trung Quốc.
Theo ông Khánh đến từ Hiệp hội Giày da TP.HCM cho rằng: "Mỹ sẽ không khó để phát hiện ra nhãn hiệu xuất xứ sai lệch nếu Washington xem xét năng lực sản xuất của các công ty hoạt động tại Việt Nam.
Ngay cả Nhật Bản, một đồng minh và đối tác kinh tế lâu năm của Mỹ, đã phải đối mặt với những hậu quả, với việc Trump đe dọa sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản lên 25%, gấp 10 lần hiện tại.
Mỹ có thể trừng phạt Việt Nam như đã làm với Trung Quốc, Nhật Bản. |
"Với 20 tỷ USD, Việt Nam hiện đang duy trì thâm hụt thương mại lớn thứ năm với Mỹ - điều này không thoát khỏi tầm ngắm của Wahshington. Donald Trump vào tháng trước đã lên tiếng cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á, sẽ có hình phạt nếu có những bước đi không đúng đắn.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trước đó đã tuyên bố trên truyền thông nhà nước rằng, Việt Nam sẽ tăng hình phạt để ngăn chặn các trường hợp hàng hoá tự xưng là xuất xứ ở Việt Nam xâm nhập vào các thị trường khác.
Hành động để bảo vệ lợi ích kinh tế
Để cảnh báo mức độ nghiêm trọng của các hành vi bán phá giá và dùng hàng hoá Trung Quốc nhác mác sai lệch, Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ hồi tháng 4 đã phạt một công ty Mỹ, Univar với mức phạt 62,5 triệu USD sau khi bị phát hiện đã chuyển saccharin do Trung Quốc sản xuất qua Đài Loan để trốn thuế.
Sợ phải đối mặt với sự giám sát tương tự, các quan chức hải quan ở Campuchia hồi tháng trước đã cam kết tăng cường quản lý và vận hành Đặc khu kinh tế tại thành phố Sihanoukville sau khi các quan chức Mỹ tuyên bố rằng một số công ty trong khu vực đã bị phạt vì chuyển hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Các quan chức ở Malaysia cũng đưa ra quan ngại rằng quốc gia của họ có thể được sử dụng như một điểm trung chuyển - và phải trả giá. Mỹ đã ngưng nhập khẩu phụ kiện thép của Malaysia trong gần một năm bắt đầu từ tháng 7 năm ngoái, mặc dù sau đó đã dỡ bỏ trừng phạt.
Mặc dù phó bộ trưởng thương mại và công nghiệp quốc tế của Malaysia, ông Ong Kian Ming, trước đó đã cảnh báo rằng khả năng hàng hóa nước ngoài được trung chuyển vào Malaysia là rất cao, nhưng ông nói với South China Morning Post rằng không có bất kỳ trường hợp mới nào về chứng nhận xuất xứ giả trong năm nay .
Nhưng dữ liệu từ công ty nghiên cứu Global Financial Integrity (GFI) đã xếp quốc gia này vào top 30 trên toàn thế giới về các luồng hàng bất hợp pháp, bao gồm ghi nhãn xuất xứ sai - giá trị hơn 35 tỷ USD vào năm 2016, và hơn 33 tỷ USD vào năm trước.
Mặc dù còn nhiều việc phải làm, các chuyên gia cho rằng việc trấn áp các hành vi trốn thuế có thể giúp các nước ở Đông Nam Á củng cố một số lợi ích ngắn hạn từ cuộc chiến thương mại, biến chúng thành tăng trưởng bền vững.
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa