Ngày 24/6, Cựu Tổng thống Mỹ - ông Barack Obama viết trên Twitter: "Hôm nay, Tòa án Tối cao không chỉ đảo ngược gần 50 năm tiền lệ, nó còn tấn công vào các quyền tự do thiết yếu của hàng triệu người Mỹ".
Phản ứng của nhà cựu lãnh đạo Mỹ được đưa ra sau khi Tòa án Tối cao ngày 24/6 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, xóa bỏ cơ sở pháp lý ở cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai.
Ông Obama |
"Hiến pháp không trao quyền phá thai, phán quyết trong vụ kiện Roe và Casey sẽ được đảo ngược. Thẩm quyền liên quan vấn đề phá thai được trả lại cho nhân dân và các đại diện mà họ đã bỏ phiếu chọn", Hãng thông tấn AFP trích phán quyết của Tòa tối cao Mỹ ngày 24/6.
Theo CNN, sau phán quyết của Tòa án Tối cao, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác về vấn đề này.
Cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama cũng cho biết bà "rất đau lòng" trước việc Tòa án Tối cao đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade.
Ông Obama nói rằng các bang đã bắt đầu "hạn chế những lựa chọn", khi 13 bang đã kích hoạt luật cấm phá thai và có hiệu lực khi vụ kiện Roe và Wade đã bị lật lại.
Quyền phá thai đã được bảo vệ trên toàn liên bang kể từ sau phán quyết năm 1973. Đây là vấn đề gây tranh cãi dữ dội vì liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả tôn giáo.
Những người ủng hộ quyền phá thai đã lập luận rằng phụ nữ có quyền tự quyết định những gì thuộc về cơ thể họ. Cũng theo họ, việc phá thai là cần thiết trong trường hợp đó là hậu quả của việc cưỡng hiếp hoặc việc tiếp tục mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, tài chính của các gia đình vốn đã nghèo khó.
Tòa tối cao Mỹ gồm 9 thành viên và quyết định của những người này đối với một vấn đề gì đó được xem là quyết định cuối cùng.
WHO họp khẩn, cân nhắc việc tuyên bố dịch đậu mùa khỉ có phải là tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không
Theo Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ quyết định việc tuyên bố đậu mùa khỉ có phải tình trạng khẩn cấp toàn cầu hay không sau cuộc họp này.