Còn theo thống kê của hãng xếp hạng Forbes, giá trị tài sản ròng (tính theo thời gian thực) của ông Phạm Nhật Vượng ở thời điểm hiện tại là 6,7 tỷ USD, xếp thứ 286 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Forbes định giá tài sản của ông Phạm Nhật Vượng ở mức 5,6 tỷ USD vào tháng 4. Con số này hiện tại tăng lên 6,7 tỷ USD khi thị giá cổ phiếu Vingroup liên tục tăng.
Sáng nay tạm thời đánh dấu phiên tăng thứ 5 liên tiếp của VIC bất chấp thị trường đang đối mặt với những rủi ro. Cũng nhờ việc VIC giữ nhịp tăng nên đã giảm thiệt hại đáng kể cho VN-Index. Trong vòng 1 tuần qua, VIC đạt mức tăng 8,69% và đã tăng 14,55% trong vòng 3 tháng.
Bất chấp trên 530 mã cổ phiếu bị bán mạnh và giảm giá sáng nay, VIC của Vingroup vẫn bền bỉ tăng. Đà tăng cổ phiếu đã đưa giá trị tài sản chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng đạt mức 203.708 tỷ đồng
VIC chốt phiên 26/10 tiếp tục tăng lên mốc 105.100 đồng dù sắc đỏ áp đảo trên toàn thị trường. Cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất Việt Nam quay trở lại vùng giá trước khi dịch Covid-19 kéo thị trường chứng khoán xuống đáy vào cuối tháng 3.
Nhờ đó, tài sản của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng tăng lên 6,6 tỷ USD theo thống kê của Forbes. So với thời điểm đầu tháng 4 khi danh sách tỷ phú thế giới năm 2020 được công bố, khối tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam tăng thêm 1 tỷ USD.
So với thời điểm cách đây 6 tháng, khối tài sản của ông Hùng Anh tăng thêm 600 triệu USD. Riêng ông Quang khi đó thậm chí còn không có tên trong danh sách tỷ phú năm 2020 khi giá cổ phiếu Masan, Techcombank xuống thấp.
Một đại gia khác là Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cũng thăng tiến trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Tương tự ông Quang, ông Long không có tên khi danh sách tỷ phú thế giới 2020 được công bố đầu tháng 4 nhưng trở lại nhóm những cá nhân sở hữu tài sản tỷ USD vào cuối tháng 5 khi thị giá HPG bắt đầu phục hồi.
Hiện tại, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Trần Đình Long là 1,5 tỷ USD, tăng thêm 500 triệu USD sau 5 tháng. Đây là kết quả khi giá cổ phiếu Hòa Phát lập đỉnh lịch sử 30.900 đồng vào cuối tuần qua trước khi điều chỉnh nhẹ trong phiên hôm nay. So với mức đáy hồi cuối tháng 3, thị giá hiện tại của HPG tăng hơn 130%.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong nước hồi phục với dòng tiền dồi dào của nhà đầu tư, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn quay trở lại vùng giá trước lúc dịch Covid-19 bùng phát hoặc thậm chí cao hơn mức trước dịch. Những mã cổ phiếu tiêu biểu có thể kể đến như VIC (Vingroup), MSN (Masan), HPG (Hòa Phát).