Đồ ăn trái phép của du khách bị tịch thu ở sân bay sẽ được xử lý như thế nào?

Theo quy định, những du khách quốc tế mang theo thực phẩm không khai báo sẽ bị tịch thu và bị phạt.

Chuyên viên giám sát của Cục hải quan và biên phòng Mỹ (CBP), Ellie Scaffa đảm nhận công việc chuyên xử lý những món đồ ăn trái phép của du khách bị tịch thu ở sân bay. Cô cho biết từ ngày làm công việc này, cô nhận vô số những lời đe dọa của những hành khách quá khích. 

Cô kể: “Tôi từng bị người Haiti dùng tà thuật để trù ẻo vì đã tịch thu số đồ ăn của họ. Hay khi thu xoài của những hành khách đến từ Jamaica, họ dọa sẽ lấy mạng tôi”.

Nơi làm việc của cô là sân bay quốc tế John F. Kennedy, một trong những sân bay lớn ở Mỹ có thể đón 1,5 triệu lượt khách trong một tháng. 

Những món hàng hóa không khai báo tại sân bay bị thu giữ và phân loại
Những món hàng hóa không khai báo tại sân bay bị thu giữ và phân loại

Cô chia sẻ rằng việc tịch thu đồ ăn không phải vì nó có hại cho con người mà là gây hại cho động thực vật. "Với trái cây và rau củ, bạn có thể phải xử lý 200 – 300 kg mỗi ngày. Mỗi mùa, mỗi dịp lễ tết, số thực phẩm bị tịch thu lại khác nhau. Với những món đồ bị thu sẽ để vào thùng chuyên dụng, đẩy khắp sân bay rồi bắt đầu quá trình tiêu hủy”, chuyên viên Scaffa cho biết.

Các chuyên viên sẽ kiểm tra các loại trái cây, rau củ để xem có côn trùng không, việc này là để bảo vệ ngành nông nghiệp của Mỹ. 

Các chuyên viên của CBP còn có sự hỗ trợ đắc lực từ những chú chó nghiệp vụ, chúng sẽ ngăn chặn hàng hóa bất hợp pháp vào Mỹ. Theo ước tính, tại sân bay John F. Kennedy, khoảng 1000 kiện hàng hành lý kiểm tra mỗi giờ.

Sau khi số hàng hóa được kiểm tra xong, chúng được đưa vào máy nghiền nát, còn những nhóm hàng hóa có nguồn gốc từ động vật sẽ bị mang đi tiêu hủy.

Thanh Mai

Thủ tướng trực tiếp thị sát và kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng trực tiếp thị sát và kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành

Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc còn lại của cao tốc Long Thành-Dầu Giây, tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa và phát triển