Doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng bị M&A với giá rẻ mạt

Những khó khăn về vốn cũng lại là nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng bị M&A với giá rẻ mạt.

Báo cáo “Các xu hướng M&A toàn cầu 2022” vừa cập nhật của hãng kiểm toán PwC cho thấy, dự kiến các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trên quy mô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiếp tục sôi động dù có những yếu tố rủi ro tiềm ẩn về sự biến động của thị trường tài chính và vĩ mô.

Thống kê cho thấy năm 2021 là năm rất sôi động của hoạt động M&A trên toàn cầu, ghi nhận tổng khối lượng và giá trị giao dịch thương vụ đạt mức kỷ lục.

Giao dịch thương vụ đã ghi nhận kết quả kỷ lục trong năm 2021 tại mọi khu vực trên thế giới. Tính riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ghi nhận tổng khối lượng giao dịch tăng 17% so với cùng kỳ năm trước đó.

Một doanh nghiệp trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm cũng đang giậm chân tại chỗ trên bàn đàm phán với đối tác nước ngoài vì thị giá cổ phiếu hiện chỉ còn chưa đầy 60% so với mức đỉnh đạt được hồi cuối năm ngoái.

Nhưng giá cả chỉ là một yếu tố trong các cuộc đàm phán bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Một thương vụ M&A kéo dài ít nhất 1,5 năm, trong quá trình thương thảo có rất nhiều thay đổi về thời gian và cấu trúc thương vụ. Chưa kể, nhiều giao dịch đã đi đến bước cuối cùng mà các bên vẫn không thể chốt được và phải dừng lại, cho dù tốn kém không ít chi phí cho các nhà tư vấn.

Giới chủ công ty thủy sản trước đây thường trà dư tửu hậu về câu chuyện Minh Phú (mã MPC) đã từ chối “đám cưới” với CP (Thái Lan) vào phút chót khi ông Lê Văn Quang, Chủ tịch MPC e ngại về việc doanh nghiệp có thể bị thâu tóm thù địch. Không “cưới” được MPC, CP đã tìm "cô dâu" khác và cuối cùng chốt giao dịch với FMC vào năm 2021 sau thời gian tìm hiểu không hề ngắn.

Tại đại hội đồng cổ đông của một tập đoàn năng lượng - bất động sản mới đây, ông chủ tịch cũng nói với các cổ đông rằng sau 2 năm thương lượng với một nhà đầu tư châu Âu lớn, dù đã đến bước ký hợp đồng để chuyển vốn hơn 100 triệu USD, nhưng đến giây phút cuối cùng Hội đồng quản trị tập đoàn này đã quyết định ngừng giao dịch. Bởi lẽ, để có thể nhận 100 triệu USD, họ phải đánh đổi nhiều quyền lợi, tiềm năng phát triển bị giới hạn nhiều so với hiện nay.

“Đến hôm nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin triển khai các dự án lớn, hợp tác sòng phẳng với các đối tác nước ngoài. Chúng tôi mở cửa doanh nghiệp và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia, nhưng điều khoản hợp tác phải công bằng, tạo dựng giá trị cho các bên, trong đó có cổ đông của doanh nghiệp, chứ không gọi vốn bằng mọi giá”, ông chủ tịch chia sẻ với các cổ đông.

Có doanh nghiệp bất động sản trên sàn HOSE quy mô vốn điều lệ khoảng 3.000 tỷ đồng, vài năm trước gọi vốn chiến lược từ một quỹ lớn nước ngoài đã hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam.

Đến nay, quỹ nước ngoài muốn thoái vốn được giá cao, thúc doanh nghiệp phải có lợi nhuận đẹp, có giải pháp để thị giá cổ phiếu tăng nhưng lãnh đạo doanh nghiệp lại nghĩ “chả tội gì” và những nhà đầu tư am hiểu doanh nghiệp muốn bỏ vốn vào đây thì nghĩ phải đợi khi nào quỹ ngoại nói trên phát chán, thoái vốn, không vào thời điểm này dễ bị “úp bô”.

Sự đảo chiều chóng vánh và khốc liệt trên thị trường chứng khoán thứ cấp đang gây ra hệ lụy với nhiều doanh nghiệp có kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng Hợp