Aaron Terrazas, nhà kinh tế trưởng tại Glassdoor, nói rằng nhiều doanh nghiệp đã phải đưa ra những quyết định khó khăn để cắt giảm nhân sự, đặc biệt là với sự bất ổn kinh tế vào đầu năm 2023.
Điều khiến các đợt sa thải hàng trăm hàng ngàn nhân sự vừa qua gây sốc là chúng diễn ra giữa lúc tình hình kinh tế được đánh giá là đã cải thiện. Giới phân tích cho rằng nguyên nhân là dù kinh tế có tốt lên thật, quá trình hồi phục vẫn diễn ra chậm và các công ty cần chuẩn bị, lỡ không may tình trạng ì ạch lại kéo dài.
Với việc sa thải hàng loạt, mức độ hài lòng và gắn kết của nhân viên giảm sút, đồng thời áp lực ngày càng tăng đối với các nhà quản lý cấp trung, điều mà Terrazas dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài đến 2024.
Báo cáo Xu hướng văn hoá công sở của Glassdoor 2024 được phân tích bởi nhân viên của hơn 100 công ty đã trải qua đợt sa thải lớn, tìm ra những gì các công ty sẽ làm để nâng cao tinh thần của nhân viên trong năm tới và sự không hài lòng của nhân viên này sẽ được các nhà quản lý cấp trung cảm nhận nhiều nhất như thế nào.
Chính sách nhân viên "củ cà rốt"
Báo cáo cho thấy 30 ngày đầu tiên sau khi sa thải đã chứng kiến xếp hạng chung của công ty giảm trên tất cả các khía cạnh về mức độ hài lòng của nhân viên, từ sự chấp thuận của CEO đến sự đa dạng và hòa nhập.
Và mặc dù xếp hạng ổn định đối với hầu hết các hạng mục này theo thời gian, Glassdoor nhận thấy rằng xếp hạng về văn hóa và giá trị cũng như sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống vẫn tiếp tục giảm, thậm chí 5 tháng sau khi sa thải.
Điều này có thể là do ảnh hưởng của việc sa thải đối với văn hóa công sở, sự gắn kết của nhân viên và các vấn đề về cân bằng giữa công việc và cuộc sống như kiệt sức sẽ được cảm nhận nhiều hơn về lâu dài.
Terrazas cho biết, về mặt lịch sử, tăng lương là cách nhanh nhất để nâng cao tinh thần của nhân viên. Tuy nhiên, ông lập luận rằng ngân sách doanh nghiệp đang căng thẳng nên khó có khả năng chúng ta sẽ thấy phương pháp này được sử dụng.
"Tôi nghĩ họ sẽ cố gắng làm nhiều việc khác ngoài mức đền bù," ông nói. Một hành động như chính sách cây gậy và củ cà rốt.
Các nhà kinh tế học thường phân biệt các chính sách nhằm thúc đẩy sự gắn kết và hiệu suất của nhân viên như củ cà rốt (khuyến khích) hay cây gậy (hình phạt). "Củ cà rốt" sẽ là tăng lương hoặc đưa ra các đặc quyền như bữa trưa miễn phí tại văn phòng dù rất tốn kém, nhưng cây gậy có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự hài lòng của nhân viên.
Nhận thấy rằng sự hài lòng và sự gắn kết của nhân viên đều đang bị ảnh hưởng, Terrazas cho biết các nhà tuyển dụng sẽ "không muốn dựa quá nhiều vào gậy". Trước cả hai lựa chọn khó khăn, ông nghĩ rằng doanh nghiệp sẽ dung hoà kết hợp giữa các biện pháp khuyến khích và hình phạt, bằng cách chỉ trao cà rốt cho những nhân viên gắn bó hơn.
Việc ghi nhận những nhân viên tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xây dựng cộng đồng tại nơi làm việc để khuyến khích sự gắn kết của nhân viên là một ví dụ về chính sách cây cà rốt.
Lời khuyên cho các nhà quản lý nên làm cho nhân viên của mình là hãy cố gắng lắng nghe nếu họ muốn tăng sự hài lòng của nhân viên. "Đặc biệt đối với những nhân viên tuyến đầu hoặc lính mới, cảm giác như họ có tiếng nói, có cổ phần trong doanh nghiệp và ngay cả những nhà lãnh đạo cấp cao nhất của họ cũng lắng nghe là điều rất quan trọng".
Quản lý cấp trung sẽ cảm nhận được sức nóng
Terrazas cho biết, đợt sa thải là một giai đoạn khó khăn đối với các nhà quản lý cấp trung và họ khó có thể trở nên thoải mái hơn trong năm tới.
Các nhà quản lý cấp trung cảm thấy áp lực từ cả hai đầu của hệ thống phân cấp nơi làm việc trong thời điểm khó khăn và cắt giảm chi phí này. Họ được giao nhiệm vụ thúc đẩy nhân viên cấp dưới tăng năng suất và thực thi các chính sách không được ưa thích của công ty về việc cắt giảm quy mô như phải yêu cầu nhân viên tăng ca ngoài giờ.
Trong khi phải thực thi các chính sách cắt giảm chi phí này, họ cũng trở thành nạn nhân của những chính sách tương tự như "vật tế thần" của sự phát triển công ty.
Với các công ty tập trung vào năng suất và những lĩnh vực họ có thể cắt giảm chi phí, thì các nhà quản lý cấp trung đương nhiên là mục tiêu tiết kiệm chi phí đó.
Bản thân họ đang phải đối mặt với căng thẳng về việc sa thải khi các công ty tìm cách làm phẳng nội bộ của họ. Các quản lý phải phụ làm việc cùng cả cấp dưới hoặc bị chấp nhận rời khỏi công ty.
Hồi đầu năm 2023, Meta cũng yêu cầu nhiều quản lý và Giám đốc chuyển sang làm các công việc cá nhân nhiều hơn hoặc chấp nhận bị sa thải như một cách giúp tập đoàn này vận hành hiệu quả.
Giám đốc điều hành của Meta, Mark Zuckerberg, đã giải thích rằng cách vận hành nội bộ hiện vẫn quá chậm và cồng kềnh, cam kết cắt giảm một số quản lý cấp trung và các dự án kém hiệu quả.
"Chúng tôi đang 'làm phẳng' cấu trúc tổ chức, đồng thời loại bỏ một số lớp quản lý cấp trung để trở nên tinh gọn, hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng triển khai và áp dụng các công cụ AI để hỗ trợ phần lớn các kỹ sư. Vẫn sẽ còn nhiều việc có thể làm để cải thiện năng suất, tốc độ và bài toán chi phí của Meta", Zuckerberg nói.
Sự căng thẳng mà điều này gây ra cho các nhà quản lý cấp trung phản ánh mức độ hài lòng trong công việc của họ. Báo cáo cho thấy đối với các công ty lớn nói chung, xếp hạng cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã giảm mạnh ở các nhà quản lý cấp trung.
(Nguồn: CNBC)