Giá cà phê chịu nhiều áp lực từ dịch COVID-19

Dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê, nhà máy sản xuất thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng, cơ sở hạ tầng xuống cấp và cam kết từ khách hàng giảm.

Giá cà phê Robusta trên sàn London (Anh) kỳ hạn tháng 9/2020 đóng cửa ở mức 1.336 USD/tấn, giảm 10 USD so với phiên giao dịch hôm 28/7. Các kỳ hạn tháng 11/2020 và 1/2021 trên sàn London đóng cửa lần lượt ở mức 1.350 - 1.364 USD/tấn.

Tại sàn New York (Mỹ), cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2020 đóng cửa ở mức 109,65 cent/pound, giảm 0,75 cent/pound so với hôm 28/7. Các kỳ hạn tháng 12/2020 và 3/2021 trên sàn New York đóng cửa lần lượt ở mức 112,6 - 114,55 cent/pound (giá ghi nhận vào 9h20 ngày 29/7/2020).

Giá cà phê thế giới hôm nay giảm đồng loạt do lo ngại về giao thương hạn chế khi làn sóng bùng phát COVID-19 lần 2 đang trở lại mạnh mẽ. Nhìn chung giá cà phê vẫn đang ở mức đỉnh tháng 7, xu hướng dùng cà phê hòa tan vẫn đang cao. 

Theo báo cáo của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cà phê khi mà cả nông dân và các nhà máy sản xuất rơi vào tình trạng thiếu lao động kéo dài, chi phí sản xuất tăng, cơ sở hạ tầng xuống cấp và cam kết từ khách hàng giảm. Cuộc khảo sát này đã được ICO thực hiện với đại diện của 16 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, chiếm 85% sản lượng cà phê toàn cầu.

Việt Nam và Brazil là hai nguồn cung cà phê lớn nhất cho thị trường Anh. Trong 4 tháng đầu năm 2020, Anh đã tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, nhưng lại giảm mạnh nhập khẩu từ Brazil.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 6 giảm tới 11,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 127,7 nghìn tấn. Tuy nhiên, xuất khẩu lũy kế hai quý đầu năm vẫn đạt 941.057 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ vụ trước.

Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang thị trường Bỉ trong tháng 6/2020 ghi nhận mức tăng lên đến 60,0% về lượng và tăng 50,2% về trị giá so với tháng 6/2019, đạt 5,88 nghìn tấn, trị giá 8,73 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng 16,2% về lượng và tăng 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 45,73 nghìn tấn, trị giá 74,8 triệu USD.

Hiện giá cà phê trong nước giảm xuống mức thấp, người dân không muốn bán ra dẫn đến thương nhân và nhà xuất khẩu gặp khó khăn trong việc thu mua cà phê để xuất khẩu.

Giá cà phê chịu nhiều áp lực từ dịch COVID-19

Ở thị trường trong nước, giá cà phê hôm nay 29/7 hiện dao động trong khoảng từ 31.900 - 32.400 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với hôm 28/7. Trong đó, giá cà phê tại Đắk Lắk đang giao dịch phổ biến ở mức 32.400 đồng/kg.

Ở Đắk Hà thuộc Kon Tum, cà phê Robusta đang ở mức 32.200 đồng/kg, đây là hai mức giá tốt nhất khu vực các tỉnh Tây Nguyên.

Tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê Robusta trong phiên giao dịch sáng nay đang ở mức 31.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với hôm 28/7. Tại một số địa phương như Bảo Lộc, giá Robusta có thể cao hơn mặt bằng chung khoảng 100 đồng/kg lên 32.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Gia Nghĩa (Đắk Nông) hiện đang ở mức 32.200 đồng/kg, giá cà phê Robusta ở Gia Lai đang ở mức 32.200 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với hôm 28/7.

Bảng giá cà phê tại Tây Nguyên ngày 29/7/2020 (ĐVT: Nghìn đồng/kg)
Địa phươngLoạiGiá hôm quaThay đổiGiá hôm nay
Lâm ĐồngBảo Lộc (Robusta)32- 100 đồng31.9
Di Linh (Robusta)3231.9
Lâm Hà (Robusta)3231.9
Đắk LắkCư M’gar (Robusta)32.5- 100 đồng32.4
Ea H’leo (Robusta)32.532.4
Buôn Hồ (Robusta)32.532.4
Gia LaiIa Grai (Robusta)32.3- 100 đồng32.2
Đắk NôngGia Nghĩa (Robusta)32.3- 100 đồng32.2
Kon TumĐắk Hà (Robusta)32.3- 100 đồng32.2


THUẬN TIỆN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương