Giá tiêu hôm nay 16/1: Tăng ở một số địa phương

Giá tiêu hôm nay 16/1 tiếp tục tăng 500-1.000 đồng, dao động từ 78.000 - 81.000 đồng/kg, tại các địa phương trong khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên dao động từ 78.000 - 81.000 đồng/kg, trong đó Chư Sê (Gia Lai) là 78.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg, Đắk Lắk và Đắk Nông ở mức 81.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.

Tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu hôm nay dao động từ 80.000 - 80.500 đồng/kg, trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu là 80.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; Bình Phước tiếp tục ở mức 80.500 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) hôm nay được giao dịch ở mức 3.931 USD/tấn, tiêu trắng (Indonesia) được giao dịch ở mức 6.198 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tiếp tục giữ nguyên ở mức 3.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Tại sàn Kochi - Ấn Độ, giá tiêu GARBLED được giao dịch giảm nhẹ còn 61.500 Rupee/100kg, UNGARBLED còn 59.500 Rupee/100kg, giá tiêu 500 GRAM/LÍT là 58.500 Rupee/100kg.

Giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l xuất khẩu giao dịch ở mức 3.900 USD/tấn, với loại 550 g/l giao dịch ở mức 4.000 USD/tấn, giá tiêu trắng ASTA giao dịch ở mức 5.700 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay 16/1: Tăng ở một số địa phương- Ảnh 1.

Trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gần 270.000 tấn hạt tiêu, đạt giá trị gần 1 tỷ USD. Điều này được coi là một thành tựu đáng chú ý, khi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với một số quốc gia khác như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, đặc biệt là nhờ Hiệp định EVFTA. Hiệp định này đã giúp giảm thuế nhập khẩu hồ tiêu xay hoặc nghiền sang EU từ 4% xuống còn 0%.

Mỹ cũng là một thị trường quan trọng, giảm nhập khẩu hồ tiêu từ Ấn Độ và chuyển hướng sang hồ tiêu của Việt Nam do có mức giá hấp dẫn và chất lượng ngày càng cao.

Ngành hồ tiêu Việt Nam được đánh giá tích cực về khả năng chế biến, với tỷ lệ hàng qua chế biến chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Dự kiến xuất khẩu hồ tiêu trong năm 2024 sẽ thuận lợi, với giá tăng do sản lượng giảm và tồn kho giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững, việc chuẩn bị cho những quy định mới từ EU về chống phá rừng là rất quan trọng. 

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho các yêu cầu về xuất xứ, quyền phụ nữ và trẻ em, và trách nhiệm giải trình của người mua tại châu Âu. Đồng thời, Việt Nam cũng cần chú ý đến xuất xứ hồ tiêu từ các nguồn gốc như Brazil, đảm bảo tuân thủ các quy định chống phá rừng khi nhập khẩu.

HÀ MY