Giá tiêu hôm nay 21/4: Cao nhất 71.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4 đi ngang tại tất cả các vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Giá tiêu dao động trong khoảng 67.500 – 71.000 đồng/kg.

Cụ thể giá tiêu tại 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 69.500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu giữ mức 67.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay là 68.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giá đứng yên 71.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước tiêu được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.

Như vậy giá tiêu hôm nay không biến động. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp giá tiêu đi ngang. Trong khi đó giá tiêu thế giới giảm mạnh.

Cụ thể trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi – Ấn Độ tăng 708,35 rupee/tạ, ở mức 40.066,65 rupee/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 15/4/2021 đến ngày 21/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309,02 VND/INR.

ttxvn1810-hattieu-15714476481921468106598-crop-15714476543601460375019.jpg
Giá tiêu hôm nay đi ngang. 

Dự kiến đến cuối tháng 4/2021, Việt Nam cơ bản thu hoạch xong với sản lượng giảm mạnh so với năm ngoái do biến đổi thời tiết, mất mùa và người dân hạn chế đầu tư, chăm sóc vườn tiêu.

Việc nguồn cung từ Việt Nam sụt giảm khiến sản lượng sản xuất toàn cầu năm 2021 có thể giảm 10% so với năm 2020. Việt Nam hiện chiếm khoảng 50-60% tổng sản lượng tiêu trên thế giới. Nguồn cung từ Việt Nam đang bị gián đoạn do sự tham gia mạnh của lực lượng đầu cơ và nông dân có xu hướng trữ hàng với hy vọng tăng giá.

Tuy nhiên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng dự đoán giá tăng mạnh do nguồn cung thiếu hụt là không đủ cơ sở thuyết phục khi thu hoạch tại 2 quốc gia sản xuất lớn là Việt Nam và Ấn Độ diễn ra trễ hơn mọi năm. Lượng hàng tồn kho của những năm trước bù đắp vào sự sụt giảm sản lượng năm 2021. Do đó, cung-cầu có thể sẽ về trạng thái cân bằng và giá sẽ tăng khi có hiện tượng đầu cơ.

Hiện nay xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn về logistics, giá hạt tiêu giảm trong 2 tuần qua dẫn tới người dân cũng như giới đầu cơ đẩy mạnh bán thay vì găm hàng chờ giá tăng thêm.

Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 3 vừa qua ước đạt 33.000 tấn, giá trị đạt 70 triệu USD, đưa lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm đạt 74.000 tấn và 163 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Dự báo thời gian tới, thị trường hạt tiêu thế giới vẫn chịu nhiều tác động mạnh từ đại dịch COVID-19. Diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu- các thị trường tiêu thụ hạt tiêu lớn trên thế giới, sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh.Sản lượng hạt tiêu dự trữ trong nước khá lớn, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô.

Các sản phẩm chế biến từ hạt tiêu chủ yếu gồm: hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nghiền bột, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu xanh ngâm nước muối... Do cơ cấu sản phẩm hạt tiêu chế biến chưa hợp lý, hạt tiêu trắng có giá trị xuất khẩu cao, nhưng chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng, dẫn đến giá trị mang lại cho ngành hạt tiêu trong nước vẫn ở mức thấp.

Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu còn gặp khó khăn do nguồn cung bị gián đoạn do các yêu cầu cách ly xã hội và hạn chế thông quan hàng hóa của nhiều nước trên thế giới. Về dài hạn, thị trường hạt tiêu toàn cầu được dự báo vẫn chịu áp lực dư cung.

Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, xuất khẩu chậm lại, ngành hạt tiêu trong nước cần nâng cấp khâu chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

HẢI MY